Giáo án Tin học 11 năm học 2020-2021

1396

Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

Bài 1:  KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Hiểu khả năng của ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt được với ngôn ngữ máy và hợp ngữ.
- Hiểu ý nghĩa và nhiệm vụ của chương trình dịch.
2. Kĩ năng
- Biết phân  biệt thông dịch và biên dịch.
3. Thái độ
- HS có hứng thú tìm hiểu các ngôn ngữ lập trình.
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực tự học, năng lực làm việc theo nhóm.
II. PHƯƠNG PHÁP
  •  Dạy học theo quan điểm hoạt động, kết hợp: Thuyết trình, giảng giải, thảo luận, hoạt động nhóm
III. PHƯƠNG TIỆN
    1. Chuẩn bị của thầy
    • KHBD, SGK, SBT, SGV Tin học 11
    • Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập
    2. Chuẩn bị của trò
    • Vở ghi, SGK, SBT Tin học 11
    • Học bài, đọc bài trước
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
*/ Hoạt động 1: Đặt vấn đề
1. Mục tiêu: Xây dựng tình huống học tập.
2. Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận, vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm.
4. Phương tiện dạy học: KHBD.
5. Sản phẩm: HS xác định các bước giải bài toán ví dụ.
Nội dung hoạt động
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
Thảo luận nhóm
 
HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi:
Bước 1: Xác định bài toán
Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.
Bước 3: Viết chương trình
Bước 4: Hiệu chỉnh CT
Bước 5: Viết tài liệu.
GV đặt câu hỏi: “Em hãy cho biết các bước giải một bài toán trên máy tính?” (mỗi tổ 1 nhóm) trong thời gian 5 phút.

 

B. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ LUYỆN TẬP
*/Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
1. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình.
2. Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận, vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: KHBD, máy tính, máy chiếu.
5. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
Nội dung hoạt động      
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
Thảo luận nhóm
Bài toán: Kết luận nghiệm của phương trình ax + b=0.
+ Hãy xác định Input, Output của bài toán trên.
+ Hãy xác định các bước để giải bài toán trên



























Nội dung (**)
HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
+Input: a, b
+Output: x=-b/a, vô nghiệm, vô số nghiệm.
+B1: Nhập a, b.
B2: Nếu a<> 0 kết luận có nghiệm x=-b/a.
B3: Nếu a=0 và b<>0, kết luận vô nghiệm.
B4: Nếu a=0 và b=0, kết luận vô số nghiệm.

HS suy nghĩ trả lời:
Sử dụng ngôn ngữ lập trình

HS nghiên cứu nội dung trong SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
Lập trình là việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và các lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán
HS nghiên cứu nội dung trong SGK, suy nghĩ, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
1. Được một chương trình.
2. Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.

3. Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể nạp trực tiếp vào bộ nhớ và thực hiện ngay.
+ Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ lập máy thì mới thực hiện được.
4. Phải sử dụng một chương trình dịch để chuyển đổi.

 
GV cho bài toán sau: Kết luận nghiệm của phương trình ax + b=0.
+ Hãy xác định Input, Output của bài toán trên.
+ Hãy xác định các bước để giải bài toán trên
(mỗi bàn 1 nhóm) trong thời gian 3 phút

GV hệ thống các bước này chúng ta gọi là thuật toán. “Làm thế nào để máy tính điện tử có thể hiểu được thuật toán này?”
GV giải thích hoạt động để diễn đạt một thuật toán thông qua một ngôn ngữ lập trình được gọi là lập trình.Em hãy cho biết khái niệm về lập trình?”


GV đưa ra các câu hỏi gợi ý
1. “Theo em kết quả của hoạt động lập trình?”
2. “Em hãy cho biết có mấy loại ngôn ngữ lập trình?” GV giải thích cho HS phân biệt 3 ngôn ngữ lập trình
3. “Em hãy nêu điểm khác nhau của chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao và chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy?”



4. “Làm thế nào để chuyển một chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy?” GV giải thích thêm về chương trình dịch
GV nhận xét, giải thích, chốt nội dung.
*/Hoạt động 3: Tìm hiểu 2 loại chương trình dịch: thông dịch và biên dịch
1. Mục tiêu: HS phân biệt được biên dịch và thông dịch.
2. Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận, vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: KHBD, máy tính, máy chiếu.
5. Sản phẩm: HS đưa ra ví dụ thông dịch và biên dịch.
Nội dung hoạt động
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
Thảo luận nhóm


Nội dung (**)

Phiếu học tập (*)
HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi




Ví dụ:
- Biên dịch: Dịch viết, văn bản (viết), giấy tờ, đánh máy, tin học..... bản mềm. 
- Phiên dịch: Dịch lời nói, hội thoại, hội nghị, hội thảo, sự kiện
GV giải thích ví dụ trong SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Các em hãy cho biết tiến trình của thông dịch và biên dịch?” (mỗi bàn 1 nhóm) trong thời gian 3 phút.
GV nhận xét câu trả lời, giải thích thêm về thông dịch và biên dịch, chốt nội dung
GV phát phiếu học tập cho HS
GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về biên dịch và thông dịch.
C. CỦNG CỐ
Nhắc lại các kiến thức đã học: Khái niệm lập trình, chương trình dịch, thông dịch, biên dịch.
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
- Trả lời câu hỏi 1.1 đến 1.6 trong sách bài tập.
- Đọc trước nội dung bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình.
Phiếu học tập (*)
So sánh thông dịch và biên dịch

Đặc điểm                          Loại                
 
Thông dịch Biên dịch
Kiểm tra và dịch từng dòng    
Kiểm tra và dịch toàn bộ    
Chuyển thành ngôn ngữ máy    
Lưu trữ để sử dụng lại    

V. Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

  Ngày16 tháng 8 năm 2019
TTCM ký duyệt



 
Bài 2:  CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.
- Biết các thành phần cơ sở của Pascal: bảng chữ cái, tên (tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình đặt), hằng, biến.
2. Kĩ năng
- Biết phân biệt tên, hằng và biến.
- Biết cách đặt tên đúng.
3. Thái độ
- HS có hứng thú tìm hiểu các ngôn ngữ lập trình Pascal.
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực tự học, năng lực làm việc theo nhóm.
II. PHƯƠNG PHÁP
  •  Dạy học theo quan điểm hoạt động, kết hợp: Thuyết trình, giảng giải, thảo luận, hoạt động nhóm
III. PHƯƠNG TIỆN
    1. Chuẩn bị của thầy
    • KHBD, SGK, SBT, SGV Tin học 11
    • Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập
    2. Chuẩn bị của trò
    • Vở ghi, SGK, SBT Tin học 11
    • Học bài, đọc bài trước
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
*/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
1. Mục tiêu: Học sinh nhớ được kiến thức.
2. Phương pháp, kỹ thuật: Vấn đáp.
 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
 4. Phương tiện dạy học: Câu hỏi tự luận.
 5. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
     Nội dung hoạt động:
    - Câu hỏi 1: Hãy phân biệt phiên dịch và thông dịch?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH VỀ KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
*/ Hoạt động 2:  Giới thiệu các thành phần cơ bản.
1. Mục tiêu: HS nắm được ba thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận, vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: KHBD, máy tính, máy chiếu.
5. Sản phẩm: HS thảo luận nhóm, tổng hợp Về kiến thức phần 1: Các thành phần cơ bản.
Nội dung hoạt động
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY




 
      • Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có ba thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
a. Bảng chữ cái: Là  tập các kí hiệu dùng để viết chương trình.

b. Cú pháp
      • Là bộ quy tắc để viết chương trình


c. Ngữ nghĩa
Xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
- Bảng chữ cái tiếng Việt, số, dấu
- Cách ghép các kí tự thành từ, ghép các từ thành câu.
- Ngữ nghĩa của từ và câu



HS nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi
 
GV đặt vấn đề: “Em hãy cho biết các yếu tố cơ bản tạo nên ngôn ngữ tiếng Việt?”



GV giải thích: Để có thể sử dụng một ngôn ngữ lập trình trước hết phải biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình đó.
GV đặt câu hỏi: “Em hãy so sánh bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình với bảng chữ cái ngôn ngữ tự nhiên?”
GV giải thích nội dung cú pháp cho HS và lấy ví dụ:
Nếu ta viết “If a>b max:=a” thì chương trình báo lỗi thiếu “then” đây là lỗi cú pháp
GV giải thích nội dung cú pháp cho HS và lấy ví dụ:
Xác định ý nghĩa kí tự “+” trong các biểu thức sau:
- A+B: Với A, B là giá trị nguyên
-> kí tự “+” là phép cộng 2 số nguyên
- M+N: Với M, N là giá trị thực
-> kí tự “+” là phép cộng 2 số thực

*/ Hoạt động 3:  Tìm hiểu một số khái niệm.
1. Mục tiêu: HS nắm được tên, hằng và biến trong Pascal.
2. Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận, vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: KHBD, máy tính, máy chiếu.


Link tải file đính kèm

THÔNG TIN GÓP Ý
        Quý thầy cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu, vui lòng gửi về:
    Fanpage: https://www.facebook.com/linhhoitrithuc (Chia sẻ tài nguyên miễn phí)
    Email: linhhoitrithuc@gmail.com  
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay105
  • Tháng hiện tại4,892
  • Tổng lượt truy cập219,120
GIÁO ÁN THEO CHỦ ĐỀ
ĐỀ THI HK 2 TIỂU HỌC
giáo án theo công văn 5512
facebook
Đăng nhập
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây