Nội dung | Nhận biết (M1) | Thông hiểu (M2) | Vận dụng (M3) | Vận dụng cao (M4) |
Nhắc lại, bổ sung khái niệm hàm số. | Khái niệm hàm số, đồ thị hàm số | Hiểu được tính biến thiên của một hàm số | Giải thích được những ví dụ cụ thể về hàm số | Xác định được những hàm số cụ thể đồng biến hay nghịch biến |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | NỘI DUNG | ||||||||||||
GV giao nhiệm vụ học tập. Gv cho Hs ôn lại các khái niệm về hàm số bằng cách trả lời các câu hỏi? - Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x? - Hàm số có thể được cho bằng những cách nào? GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ 1a; 1b/sgk.tr42 Ví dụ la: Em hãy giải thích vì sao y là hàm số của x? Ví dụ 1b: Em hãy giải thích vì sao công thức y = 2x là một hàm số? GV: Các công thức khác ở b) tương tự Gv nhận xét, chốt lại kiến thức đưa ra khái niệm hàm số và cho Hs xét một số ví dụ về một vài hàm số cụ thể GV: Trong bảng sau ghi các giá trị tương ứng của x và y. Bảng này có xác định y là hàm số của x không? Vì sao?
GV: Qua ví dụ trên ta thấy hàm số có thể được cho bằng bảng nhưng ngược lại không phải bảng nào ghi các giá trị tương ứng của x và y cũng cho ta một hàm số y của x. Nếu hàm số được cho bằng công thức y = f(x), ta hiểu rằng biến số x chỉ lấy những giá trị mà tại đó f(x) xác định Ví dụ 1b, biểu thức 2x xác định với mọi giá trị của x, nên hàm số y = 2x, biến số x có thể lấy các giá trị tuỳ ý. GV: Hướng dẫn HS xét các công thức còn lại GV: Ở hàm số y = 2x + 3, biến số x có thể lấy các giá trị tuỳ ý, vì sao?Ở hàm số , biến số x có thể lấy giá trị nào? Vì sao? GV: Giới thiệu cách viết hàm số GV: Khi x thay đổi mà y luôn nhận 1 giá trị thì y có là hàm số không? GV yêu cầu HS làm ?1 Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức | 1. Khái niệm hàm số. * Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho mỗi giá trị của x ta luôn xác định được một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x được gọi là biến số * Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng công thức Ví dụ:(sgk.tr42) * Khi y là hàm số của x ta có thể viết: y = f(x); y =g(x)… * Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì hàm số y được gọi là hàm hằng. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | NỘI DUNG |
GV giao nhiệm vụ học tập. Gv tổ chức cho Hs làm ?2 từ đó rút ra khái niệm về đồ thị của hàm số. GV: Yêu cầu HS làm ?2. Kẻ sẵn 2 hệ tọa độ Oxy lên bảng (bảng có sẵn lưới ô vuông) GV: Yêu cầu HS dưới lớp làm bài ?2 vào vở GV và HS cùng kiểm tra bài của bạn trên bảng. Gv chốt lại vấn đề. GV: Thế nào là đồ thị của hàm số y = f(x)? GV: Đánh giá, chốt lại Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức | 2. Đồ thị của hàm số. ? 2 a) b) Với x = 1 thì y = 2 ta có A(1;2) *Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x ; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ được gọi là đồ thị của hàm số y = f(x) |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | NỘI DUNG |
GV giao nhiệm vụ học tập. Gv tổ chức cho Hs hoạt động nhóm làm ?3 tính các giá trị của hàm số từ đó xây dựng khái niệm về tính đồng biến, nghịch biến của hàm số. GV Cho HS làm ?3 theo 3 nhóm trong thời gian 3 phút GV: Biểu thức 2x + 1 xác định với những giá trị nào của x? GV: Hãy nhận xét: khi x tăng dần các giá trị tương ứng của y = 2x + 1 thế nào? GV: Xét hàm số y = -2x + 1 tương tự GV: Đưa khái niệm (sgk.tr44) lên bảng Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức | 3. Hàm số đồng biến, nghịch biến. Môt cách tổng quát: Cho hàm số y = f(x) xác định với mọi x thuộc R. Với mọi x1, x2 bất kì thuộc R *Nếu x1 < x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số y = f(x) đồng biến trên R *Nếu x1 < x2 mà f(x1) > f(x2) thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên R |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | NỘI DUNG |
GV giao nhiệm vụ học tập. Gv tổ chức cho Hs làm bài tập 1a sgk Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức | a) Ta có: |
Những tin đã đăng