Đôi điều cần lưu ý về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình lớp 8

1185
PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn đề tài
         M«n Ng÷ v¨n cïng víi c¸c bé m«n v¨n ho¸ kh¸c trong nhµ tr­êng cã mét vÞ trÝ ®Æc biÖt trong viÖc thùc hiÖn môc tiªu chung cña cÊp THCS, gãp phÇn h×nh thµnh nh÷ng kiÕn thøc nÒn t¶ng chuÈn bÞ cho c¸c em tiÕp tôc häc lªn bËc häc cao h¬n. Mçi t¸c phÈm v¨n häc lµ s¶n phÈm ý thøc cña nhµ v¨n, ®ång thêi lµ mét c«ng tr×nh nghÖ thuËt ng«n tõ. D¹y - häc Ng÷ v¨n v× thÕ cã nh÷ng ®Æc thï rÊt riªng. Kh«ng nh÷ng cung cÊp cho häc sinh nh÷ng tri thøc lÝ luËn v¨n ch­¬ng, nh÷ng hiÓu biÕt vÒ x· héi con ng­êi trªn ph¹m vi réng, qua ®ã gi¸o dôc thÕ giíi quan, nh©n sinh quan cho b¶n th©n ng­êi häc mµ d¹y - häc Ng÷ v¨n cßn h­íng tíi viÖc kh¬i gîi nh÷ng t×nh c¶m, nh÷ng rung ®éng, nh÷ng c¶m xóc trong t©m hån c¸c em. Vµ ®Ó cho c¸c em thËt sù høng thó, thËt sù yªu thÝch m«n Ng÷ v¨n, h­íng tíi viÖc s¸ng t¹o nghÖ thuËt th× đòi hỏi người dạy  phải có tư duy lí luận, tư duy thực tiễn, lại phải biết phát hiện, thẩm thấu tác phẩm, biết giảng - bình, đồng thời còn phải biết chuyển tải tất cả cái hay cái đẹp của tác phẩm đến với học sinh -  đối tượng độc giả có vốn sống ít, kĩ năng cảm hiểu tác phẩm văn học chưa cao, khả năng bình còn hạn chế...
Thực tế hiện nay cho thấy còn có nhiều đơn vị kiến thức về tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình giảng dạy của lớp 8 chưa thống nhất về cách phát hiện, cách khai thác, cách hiểu, hoặc chưa được người đứng lớp hiểu đúng. Vì thế việc xác định kiến thức, kĩ năng và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Nhất là kiến thức về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình.
          Việc phát hiện ra các hình thức nghệ thuật là một trong những việc làm vô cùng cần thiết của mỗi trò khi đi phân tích một tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm thơ trữ tình. Bởi có xác định đúng các hình thức nghệ thuật, ta mới có thể hiểu nhà thơ muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm gì qua “đứa con tinh thần của mình”. Với nhiều năm trăn trở, bỏ công sức nghiên cứu, sưu tầm và thử nghiệm, tôi xin đóng góp một số ý kiến góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Văn trong nhà trường THCS nói chung và giúp các em học sinh lớp 8 nói riêng khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình qua sáng kiến: “Đôi điều cần lưu ý về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình lớp 8”.

II. Mục đích của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình lớp 8 là việc đi vào tìm hiểu đúng và sâu bản chất nghệ thuật của thể loại này như nhịp thơ, vần thơ, không gian - thời gian nghệ thuật, từ ngữ và các biện pháp tu từ...  Đó chính là căn cứ, là cơ sở vững chắc để hiểu đúng về tác phẩm, trên cơ sở ấy cho phép lựa chọn kiến thức và phương pháp thích hợp để thiết kế bài giảng nhằm đạt được mục tiêu bài dạy một cách tốt nhất.

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
         1. Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 8 trường THCS Thượng Lan.
          2. Phạm vi nghiên cứu: Một số lưu ý về các hình thức nghệ thuật khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình lớp 8 mà bản thân đã tích luỹ qua nhiều năm giảng dạy.

IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích – tổng hợp tài liệu...
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi đáp ...
3. Các phương pháp hỗ trợ: Thống kê mô tả, ...

V. Kế hoạch nghiên cứu
STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm
1 Từ 1/8/2018-30/8/2018 - Chọn đề tài, viết đề cương nghiên cứu - Bản đề cương chi tiết
2 Từ 1/8/2018- 15/9/2018 - Đọc tài liệu lí thuyết viết cơ sở lí luận
- Khảo sát thực trạng, tổng hợp số liệu thực tế
- Tập tài liệu lí thuyết

- Số liệu khảo sát đã được xử lí
3 Từ 15/9/2018- 6/5/2019 - Đề xuất biện pháp, sáng kiến
- Áp dụng thử nghiệm

- Hoạt động cụ thể
4 Từ 6/5/2019- 21/5/2019 - Thống kê, phân tích các số liệu
- Hệ thống hoá tài liệu viết báo cáo.
- Số liệu khảo sát đã được xử lí
- Bản nháp báo cáo
5 Từ  21/5/2019- 30/5/2019 - Hoàn thiện báo cáo - Bản báo cáo

 
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận  
Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mĩ cho người đọc, người nghe. Hệ thống cảm xúc, tâm trạng và cách thể hiện tình cảm, cảm xúc được xem như­ là đặc trư­ng nổi bật của thơ trữ tình. Trong các tác phẩm thuộc các thể loại nh­ư văn xuôi tự sự, kịch,... cũng có cảm xúc, tâm trạng, nh­ưng cách thể hiện thì rất khác so với thơ trữ tình. Cảm xúc của tác giả có trong các thể loại văn học kể trên là thứ cảm xúc đư­ợc thể hiện một cách gián tiếp thông qua hệ thống hình tư­ợng nhân vật, các sự kiện xã hội và diễn biến của câu chuyện... Trái lại, trong thơ trữ tình, tác giả bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình. Rõ ràng khi đọc đoạn thơ:
             ‘‘Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
            Màu n­ước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
                    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
                    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !”
                                                          (Tế Hanh, Quê h­ương)
ng­ười đọc cảm nhận đư­ợc rất rõ tấm lòng và tình cảm nhớ nhung da diết của nhà thơ Tế Hanh đối với quê h­ương, nơi ông đã sinh ra, lớn lên và gắn bó một thời. Ở đây nhà thơ công khai và trực tiếp nói lên những tình cảm, suy nghĩ của chính mình. Khác với cách thể hiện tình cảm trong thơ, chúng ta hãy xem xét đoạn văn sau:
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:
  • Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
  • Cụ bán rồi ?
  • Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vui vẻ. Nh­ưng trông lão c­ười nh­ư mếu và đôi mắt lão ầng ậng n­ước...
  • Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho n­ước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu nh­ư con nít. Lão hu hu khóc...”
                                                        ( Nam Cao, Trích Lão Hạc)
Ng­ười kể chuyện ở đây xư­ng tôi, nh­ưng tôi đây là ông giáo chứ không phải là Nam Cao. Nhà văn hoàn toàn không xuất hiện mà luôn giấu mình đi. Trong trang sách chỉ có ông giáo kể lại câu chuyện. Nh­ư thế phải qua cách kể chuyện và miêu tả của nhân vật ông giáo về nỗi ân hận, đau khổ đến cùng cực của lão Hạc, chúng ta mới thấy đ­ược tấm lòng thông cảm, thái độ trân trọng, mến yêu của Nam Cao đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân trong xã hội cũ nói chung.
Trong nhiều bài thơ trữ tình, nhà thơ xư­ng bằng ta, chẳng hạn :
                   “Ta nghe hè dậy bên lòng
             Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
                                                (Tố Hữu, Khi con tú hú)
hoặc nhiều khi không thấy x­ưng tôi hay ta gì cả, mà chỉ thấy một ai đó đang lẳng lặng kể, tả và tâm sự, tâm tình, chẳng hạn :
                             “ Năm nay hoa đào nở
                               Không thấy ông đồ x­ưa
                              Những ng­ười muôn năm cũ
                              Hồn ở đâu bây giờ?
                                                (Vũ Đình Liên, Ông đồ ).
Trong những tr­ường hợp nh­ư thế, ng­ười xư­ng ta hoặc không xư­ng gì cũng đều là chính nhà thơ. Nghĩa là sau câu thơ vẫn thấy hiện lên rất rõ tấm lòng và tình cảm sâu nặng của tác giả. Có những tr­ường hợp nhà thơ m­ượn lời của một nhân vật nào đó, nhập vai vào một ai đó mà thổ lộ tâm tình (ngư­ời ta gọi là trữ tình nhập vai) thì thực chất nhân vật trữ tình đó cũng chính là tác giả. Thế Lữ m­ượn lời con hổ trong vư­ờn bách thảo để dốc bầu tâm sự của chính ông về nỗi chán ghét cái xã hội giả dối, nghèo nàn, nhố nhăng, ngớ ngẩn đ­ương thời; để nói lên khát vọng tự do, khát vọng về cái thời một đi không trở lại...Trong trư­ờng hợp này, khi ông viết:
                             “Ta sống mãi trong tình th­ương nỗi nhớ
                             Thuở tung hoành hống hách những ngày xư­a.
                                                                  (Thế Lữ, Nhớ rừng)
thì ta là con hổ và cũng chính là Thế Lữ.
Phân tích thơ trữ tình thực chất là chỉ ra tiếng lòng sâu thẳm của chính nhà thơ. Nhưng tiếng lòng ấy lại đ­ược thể hiện rất cô đọng và hàm súc bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo - nghệ thuật ngôn từ. Tiếp xúc với một bài thơ trữ tình trước hết là tiếp xúc với các hình thức nghệ thuật ngôn từ này. Nhà thơ gửi lòng mình qua những con chữ, trong những câu chữ và các hình thức biểu đạt độc đáo khác. Tất cả thái độ buồn chán của Tản Đà đối với trần thế được gửi qua chữ “buồn lắm”, “chán” trong câu thơ:
                              “Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
                               Trần thế em nay chán nửa rồi”.
                                                     (Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)
           Như­ thế, phân tích thơ trữ tình trư­ớc hết phải xuất phát từ chính các hình thức nghệ thuật ngôn từ mà chỉ ra vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện tình cảm, thái độ của nhà thơ.
      
II. Thực trạng
            Thực tế giảng dạy cho thấy, phân môn Văn được coi là khó nhất so với hai phân môn còn lại là Tiếng Việt và Tập làm văn; mà thời gian dành cho phân môn này lại không nhiều. Vì thế, không ít đơn vị kiến thức trong tác phẩm văn học, đặc biệt là các hình thức nghệ thuật trong tác phẩm thơ trữ tình chưa được người thầy coi trọng để nghiên cứu cẩn thận. Từ hiểu chưa đủ hoặc chưa đúng đã dẫn đến việc người thầy dạy sai hoặc không làm chủ được kiến thức hay không xác định được phương pháp dạy thích hợp. Kết quả là học sinh chưa hiểu hết được giá trị của các hình thức nghệ thuật, không cảm nhận được đầy đủ cái hay cái đẹp của một tác phẩm thơ trữ tình. Trong các bài phân tích, bình giảng thơ trữ tình, các em th­ường mắc một số lỗi sau đây:
a, Chỉ phân tích nội dung và tư­ t­ưởng đ­ược phản ánh trong bài thơ, không hề thấy vai trò của hình thức nghệ thuật. Đây thực chất chỉ là diễn xuôi nội dung bài thơ ra mà thôi.
b, Có chú ý đến các hình thức nghệ thuật, như­ng tách rời các hình thức nghệ thuật ấy ra khỏi nội dung (thư­ờng là gần đến kết bài mới nói qua một số hình thức nghệ thuật đ­ược nhà thơ sử dụng trong bài).
c, Suy diễn một cách máy móc, gư­ợng ép, phi lí các nội dung và vai trò, ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật trong bài thơ. Nghĩa là nêu lên các nội dung t­ư tưởng, tình cảm không có trong bài; phát hiện sai các hình thức nghệ thuật hoặc “bắt ép”các hình thức này phải có vai trò tác dụng nào đó trong khi chúng chỉ là những hình thức bình thư­ờng...
          Tóm lại, để phân tích thơ trữ tình có cơ sở khoa học, có sức thuyết phục  phải cần đến rất nhiều năng lực, như­ng tr­ước hết ng­ười phân tích cần nắm đ­ược một số hình thức nghệ thuật ngôn từ mà các nhà thơ th­ường vận dụng để xây dựng nên tác phẩm của mình. Đây chính là cơ sở đáng tin cậy nhất để ng­ười đọc mở ra đ­ược “cánh cửa tâm hồn”của mỗi nhà thơ ở mỗi bài thơ.

III. Biện pháp thực hiện
Trong chương trình Ngữ văn 8, thơ trữ tình đóng vai trò vô cùng quan trọng và chiếm số lượng rất lớn. Có thể thống kê các tác phẩm thơ trữ tình theo chủ đề như sau:
  • Thơ văn yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu
+ Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh
+ Hai chữ nước nhà – Trần Tuấn Khải
  • Thơ Mới:
+ Muốn làm thằng cuội – Tản Đà
+ Nhớ rừng – Thế Lữ
+ Ông đồ – Vũ Đình Liên
+ Quê hương – Tế Hanh
  • Thơ cách mạng:
+ Khi con tu hú – Tố Hữu
+ Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh
+ Ngắm trăng – Hồ Chí Minh
+ Đi đường – Hồ Chí Minh.
Cần phải chú ý, khi phân tích tác phẩm văn học, ta không đ­ược thoát li văn bản. Có nghĩa là tr­ước hết phải biết bám sát các hình thức biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật, chỉ ra vai trò và ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện nội dung. Các hình thức biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm thơ trữ tình là những dấu câu và cách ngắt nhịp, là vần điệu, âm hư­ởng và nhạc tính, là từ ngữ và hình ảnh, là câu và sự tổ chức đoạn văn, văn bản và thể loại của văn bản
 
Nguồn: Cô Hường

Đăng ký thành viên chính thức để tải tài liệu
THÔNG TIN GÓP Ý
        Quý thầy cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu, vui lòng gửi về:
    Fanpage: https://www.facebook.com/linhhoitrithuc (Chia sẻ tài nguyên miễn phí)
    Email: linhhoitrithuc@gmail.com  
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay31
  • Tháng hiện tại4,818
  • Tổng lượt truy cập219,046
GIÁO ÁN THEO CHỦ ĐỀ
ĐỀ THI HK 2 TIỂU HỌC
giáo án theo công văn 5512
facebook
Đăng nhập
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây