Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn Sinh học

776

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

 

1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Trong thời đại ngày nay, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiến hành các thí nghiệm, thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên để phát hiện nội dung kiến thức giúp hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
    Để giúp học sinh làm được điều này trong quá trình dạy học nói chung, cụ thể là dạy sinh học nói riêng không chỉ là quá trình truyền thụ kiến thức, cung cấp thông tin, “rót” kiến thức vào học sinh mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động nhận thức tích cực của học sinh. Học sinh không chỉ tiếp nhận một cách thụ động những tri thức sinh học có sẵn mà chủ yếu là quá trình học sinh tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức sinh học một cách chủ động, tích cực dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên.
Để thực hiện được điều này đòi hỏi người giáo viên không chỉ có năng lực tổ chức các hoạt động  dạy học phù hợp, mà còn phải biết lựa chọn và sử dụng các đồ dùng dạy học một cách hợp lí, khoa học, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận, gần gũi với đồ dùng,  giúp học sinh tích cực tư duy, phát hiện kiến thức và có khả năng vận dụng kiến thức phù hợp với các tình huống của thực tiễn của cuộc sống. Chính vì những lí do đó mà tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn Sinh học”

1.2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
    1.2.1. Mục đích của đề tài
      - Giúp giáo viên hiểu và nắm vững phương pháp sử dụng đồ dạy học một cách có hiệu quả.
- Coi đề tài là một tài liệu để nghiên cứu và tham khảo cho đồng nghiệp.
- Giúp giáo viên có những kinh nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả và tiết kiệm được thời gian.
- Hướng dẫn học sinh tính độc lập làm việc với đồ dùng dưới sự hướng dẫn của giáo viên để phát hiện kiến thức.
    1.2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Xây dựng phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
- Hướng dẫn học sinh cách lĩnh hội kiến thức từ đồ dùng dạy học, từ đó phát huy và nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khả năng phân tích và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
    1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: là những học sinh của trường THCS Phổ Vinh năm học 2014 – 2015.
    1.3.2. Phạm vi áp dụng của sáng kiến: được áp dụng trong học sinh lớp 8B, C của Trường THCS Phổ Vinh
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp: Quan sát, mô tả, thí nghiệm, thực nghiệm.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng kết hợp các phương pháp như trò chuyện, phỏng vấn học sinh, giáo viên, điều tra, quan sát thực tiễn.
 
 
g cuộc vần động đổi mới phuong  ĐT đã kiên trì phát động cuộc vần động đổi mới phuong  PHẦN 2

GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ

2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chương trình giáo dục phổ thông  ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”
Quán triệt Nghị quyết 29-NQ/TW và Nghị quyết 44/NQ-CP
-  Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
-  Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.
-  Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin.
2.2. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA VẤN ĐỀ.
2.2.1. Thực trạng của việc dạy học của bộ môn Sinh học
- Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Sinh học ở cấp THCS tôi có những nhận thức như sau:
Mặc dù học sinh đã dần phát huy tính sinh động đối với bộ môn Sinh học, tuy nhiên tính tích cực chưa được thể hiện đồng bộ đối với học sinh. Chứng tỏ do việc học bài và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh chưa chu đáo, khi trả lời câu hỏi còn dựa vào tóm tắt sách giáo khoa. Hoạt động thảo luận nhóm chưa bảo đảm tính trật tự, nghiêm túc, các thành viên trong nhóm chưa thật sự cùng nhau bàn bạc mà còn dựa dẫm vào học sinh khá, giỏi, nhìn chung chưa phát huy được tính hoạt động tập thể.
     - Những tồn tại trên được lý giải như sau:
Về ý thức: hiện nay còn một số học sinh có động cơ, thái độ học tập chưa tốt. Địa bàn nơi trường đóng thuộc vùng nông thôn, mặt bằng dân trí chưa đồng đều, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, cha mẹ thường đi làm ăn xa nên ít quan tâm đến việc học của con cái.
Về đội ngũ giáo viên: một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo dành cho giáo viên còn thiếu, việc bồi dưỡng, tiếp thu chuyên đề còn hạn chế.
Ngoài ra việc kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của học sinh, thực hiện chưa thật đều tay, chưa thật nghiêm túc, cũng ảnh hưởng đến thái độ và động cơ học tập của học sinh.
Vì vậy, việc áp dụng đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng tích cực hóa.
    2.2.2. Kết quả việc kiểm tra khảo sát
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, năm học 2014 - 2015
Lớp SS Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
8B 29 6 20,7 14 48,3 7 24,1 2 6,9 /  
8C 27 3 11,1 14 51,9 8 29,6 2 7,4 /  
 
Bảng 2.2. Chỉ tiêu phấn đấu cuối năm học 2014 - 2015
Lớp SS Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL    %
8B 29 8 27,6 17 58,6 3 10,3 1 3,5 /  
8C 27 5 18,5 15 55,6 6 22,2 1 3,7 /  

2.3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
    2.3.1. Các yêu cầu giáo dục cần đạt khi sử dụng đồ dùng dạy học
Sử dụng đồ dùng dạy học phải đạt các giá trị giáo dục như sau:
+ Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp học sinh học tập có hiệu quả.
+ Giúp học sinh tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập lâu bền.
+ Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống.
+ Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận được thành cái có thể tiếp cận được. Khi sử dụng phim ảnh mô phỏng và các phương tiện tương tự.
+ Cung cấp kiến thức chung, qua đó học sinh có thể phát triển các hoạt động học tập khác.
+ Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập khác và khuyến khích học sinh tham gia chủ động vào quá trình học tập.
    2.3.2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy
    2.3.2.1. Đối với học sinh
- Ở nhà cần chuẩn bị bài ở nhà chu đáo: sau khi học bài cũ và làm bài tập xong, HS cần chuẩn bị bài mới theo các yêu cầu chung như:
    + Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liêu tham khảo có liên quan đến nội dung kiến thức bài mới
    + Dự kiến trả lời các câu hỏi có ở các lệnh trong bài
    + Với các bài học có đồ dùng dạy học như: trang ảnh, mẫu vật, thí nghiệm… học sinh cần tự tìm hiểu ở nhà, ghi lại những khó khăn vướng mắc, để trao đổi với các bạn hay thầy cô giáo trong quá trình học tập
- Ở lớp cần tập trung theo dõi nhiệm vụ của giáo viên giao, tự tìm cách giải quyết nhiệm vụ hoặc trao đổi với các bạn, giáo viên tìm cách giải quyết nhiệm vụ được giao…, tham gia trao đổi, thảo luận cùng các bạn để phát hiện và nắm vững các nội dung kiến thức.
2.3.2.2. Đối với bộ phận phụ trách thiết bị
* Cách sắp xếp đồ dùng dạy học
- Đồ dùng dạy học ở trong phòng thiết bị phải được sắp xếp theo từng khối, từng môn, từng học kì để thuận lợi cho việc mượn và trả.
- Phải xếp các loại đồ dùng dạy học theo thực tế về không gian của phòng thiết bị:
+ Giá treo bản đồ, bảng phụ và các tranh ảnh nên để ở nơi gần cửa ra vào.
+ Các thiết bị thí nghiệm phải để phía trong để dễ bảo quản.
+ Các loại hóa chất phải bỏ vào tủ và đậy kín lại nhằm tránh sự độc hại cho con người.
- Phải bố trí nơi cho giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp: nơi có không gian rộng rãi, thoáng mát.
* Bộ phận phụ trách thiết bị:
- Xây dựng nội quy hoạt động của phòng thiết bị và thiết lập các loại hồ sơ quản lí thiết bị: sổ danh mục, sổ theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên (có kí mượn, kí trả và xem xét tình trạng của đồ dùng dạy học)
- Thường xuyên tham mưu với BGH về việc mua sắm bổ sung những thiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng.
- Mua sắm kịp thời những đồ dùng cần thiết như: khay nhựa, nẹp, dây treo, khăn lau,…
- Đầu tư đầy đủ bảng phụ: cho học sinh, cho giáo viên, băng, đĩa …
- Sắp xếp đồ dùng dạy học của môn trong phòng thiết bị một cách khoa học hợp lí, dễ lấy, dễ trả.
- Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và đề nghị BGH khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích, đồng thời phê bình những cá nhân ít sử dụng đồ dùng dạy học.
- Cần phải nắm bắt cách sử dụng một số bộ thí nghiệm thực hành khó để hướng dẫn cho một số giáo viên có kĩ năng thực hành còn hạn chế.
2.3.2.3. Đối với giáo viên
- Phải xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc sử dụng các loại đồ dùng dạy học
cho cả năm học, từng tuần dạy và gửi kế hoạch này đến bộ phận phụ trách thiết bị. Để thuận lợi cho việc sắp xếp trong phòng thiết bị và thuận lợi cho việc mượn trả.
- Hàng tháng các tổ phải cử giáo viên sắp xếp lại các đồ dùng dạy học: cất bớt những đồ dùng dạy học đã sử dụng và trưng bày những đồ dùng sắp sử dụng.
- Phải có ý thức bảo quản các loại đồ dùng dạy học đồng thời phải tăng cường việc tự làm đồ dùng dạy học đơn giản như: vẽ tranh, tạo các mô hình, những thí nghiệm.
2.3.3. Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy
Đồ dùng dạy học là phương tiện chuyển tải thông tin, điều khiển mọi hoạt động nhận thức của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiến hành các hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên để phát hiện nội dung kiến thức giúp hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
Tùy theo nội dung kiến thức, loại đồ dùng và hình thức tổ chức dạy học mà ta sử dụng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, các đồ dùng có thể được sử dụng theo các phương pháp sau:
- Có thể dùng phương pháp: quan sát + hoạt động nhóm; quan sát + vấn đáp; …để phát hiện nội dung kiến thức từ các đồ dùng.
- Hoạt động cá nhân hay nhóm, tiến hành các thí nghiệm để phát hiện ra nội dung kiến thức…
- Đối với mẫu vật quá nhỏ có kích thước hiển vi, ngoài việc tổ chức cho học sinh: tự làm tiêu bản để quan sát mẫu vật dưới kính hiển vi; quan sát mẫu vật dưới kính hiển vi (những tiêu bản có sẵn), nếu có điều kiện dùng máy chiếu hiển vi để tăng độ phóng đại, tạo điều kiện cho cả lớp có thể quan sát cùng một lúc.
- Khi học sinh tự mình nghiên cứu, tìm hiểu, phát hiện nội dung kiến thức sẽ giúp các em hiểu bài tốt, ghi nhớ lâu, và vận dụng tốt các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống

THÔNG TIN GÓP Ý
        Quý thầy cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu, vui lòng gửi về:
    Fanpage: https://www.facebook.com/linhhoitrithuc (Chia sẻ tài nguyên miễn phí)
    Email: linhhoitrithuc@gmail.com  

Những tin đã đăng

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay108
  • Tháng hiện tại4,895
  • Tổng lượt truy cập219,123
GIÁO ÁN THEO CHỦ ĐỀ
ĐỀ THI HK 2 TIỂU HỌC
giáo án theo công văn 5512
facebook
Đăng nhập
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây