Dàn ý phân tích tác phẩm Bến quê – Nguyễn Minh Châu

420

BẾN QUÊ

– Nguyễn Minh Châu –

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Tác giả

– Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê ở Nghệ An. Năm 1950, ông gia nhập quân đội. Năm 1954 ông bắt đầu viết truyện ngắn và là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại với những thành công về tiểu thuyết và truyện ngắn. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kì chống Mỹ thường thể hiện khát vọng của nhà văn “đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.

– Sau kháng chiến, ông là người đi tiên phong tìm tòi, đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật, gây được những tiếng vang rộng rai trong công chúng và giới văn học.
– Các tác phẩm chính: tập “Những vùng trời khác nhau” – 1970, tiểu thuyết “Cửa sông” (1967), “Dấu chân người lính” (1972).

2. Tác phẩm

Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. ở truyện ngắn này, cũng như nhiều truyện cùng thời kì ấy của Nguyễn Minh Châu, ngòi bút nhà văn hướng vào đời sống thế sự nhân sinh thường ngày, với những chi tiết sinh hoạt đời thường, có khi nhỏ nhất để phát hiện những chiều sâu của đời sống với bao nhiêu quy luật và nghịch lí, vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của những cách nhìn, cách nghĩ trước đây của xã hội và của chính tác giả.

– “Bến quê” là một truyện ngắn có ý nghĩa triết lí giản dị mà sâu sắc mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương (nhân vật Nhĩ là kiểu nhân vật tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1972). Nghệ thuật nổi bật của truyện là sự miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.

3. Tóm tắt truyện Bến quê

– Nhân vật chính của truyện, anh Nhĩ từng đi nhiều nơi trên trái đất nhưng cuối cuộc đời lại bị cột chặt vào giường bởi căn bệnh hiểm nghèo. Nhĩ không thể tự mình dịch chuyển lấy mười phân trên chiếc giường hẹp kế bên cửa sổ.

– Cũng chính thời điểm ấy, Nhã nhìn qua cửa sổ đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc, ngay phía trước cửa sổ nhà anh. Và, cũng lúc nằm liệt giường, nhận được sự chăm sóc, anh mới cảm nhận hết nỗi vất vả, sự tần tảo và đức hi sinh của vợ.

– Và trong anh bỗng bùng lên khao khát được đặt chân lên vùng đất ấy, nơi gần gũi nhưng đã trở nên xa vời với anh bởi anh biết rằng căn bệnh hiểm nghèo sẽ không bao giờ giúp anh thực hiện được điều ấy.

– Anh sai thằng Tuấn (con trai) thay anh sang bên kia sông chơi loanh quanh một lúc. Chàng trai vâng lời nhưng lại ham vui nên muốn chuyến đò. Và anh đã chiêm nghiệm được quy luật, ý nghĩa của cuộc đời một cách sâu sắc là con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình.

– Phần cuối truyện kể về việc Nhĩ cố sức đu mình, nhoài người, giơ cánh tay ra ngoài cửa sổ khoát khoát như ra hiệu khẩn thiết cho một người nào đó.

4. Gợi ý phân tích truyện Bến quê

a. Tìm hiểu tình huống truyện
* Cũng như nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Minh Châu, truyện Bến quê xây dựng trên một tình huống nghịch lý.
– Nhân vật chính của truyện là Nhĩ rơi vào một hoàn cảnh đặc biệt, bị liệt toàn thaanm không thể tự mình di chuyển được. Cả một đời Nhĩ đã đi khắp mọi nơi nhưng rồi cuối đời anh chỉ muốn nhích tới bên cửa sổ mà “khó khăn như phải đi hết cả một vòng trái đất!”.

– Tình huống trớ trêu ấy lại dẫn đến một tình huống tiếp theo, cũng đầy nghịch lí. Khi Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh thì anh cũng nhận ra một cách cay đắng là sẽ không bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh. Nhi đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát ấy, nhưng rồi cậu ta lại không sao hiểu nỗi cái khát vọng cục mà lớn lao của bố, nó sà vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Cái lí của hai bố con không một chút đồng cảm thì cũng là một điều nghịch lí vậy. Ngay cả người vợ một đời tần tảo, giàu tình yêu nhưng phải đợi đến lúc sắp giã biệt cõi đời Nhĩ mới cảm nhận thấm thía được lại càng là nghịch lí trớ trêu…

* Ý nghĩa: Đặt nhân vật Nhĩ (hay đang hóa thân vào nhân vật?) vào trong tình huống với cả chuỗi những nghịch lí như trên, phải chăng tác giả muốn lưu ý người đọc một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn gửi gắm hay khẳng định cái triết lí mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả một đời người: trong cuộc đời, người ta thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình, thường hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình.

b. Những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ.

* Cảm nhận của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng đầu thu, được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng mình:

– Thiên nhiên trong buổi sớm đầu thu được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng: từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến bầu trời thu lồng lộng; xa xa con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, đến vòm trời và phía bên kia sông là một dải đất bồi… Rồi đến cái bến quê ngang sông với hình ảnh con đò có cánh buồm nâu bạc…

– Cảnh ấy, vật ấy cứ dần hiện ra với những vẻ đẹp riêng và chỉ có thể được cảm nhận bằng cái nhìn đầy tâm trạng, bằng những cảm xúc tinh tế của một con người đã sắp từ giã cõi đời.

+ Những bông hoa bằng lăng tím cuối mùa dần thưa thớt, sắc hoa vốn đã nhợt nhạt giờ lại đậm sắc hơn… để Tài cuối cùng thâm mầu hơn, một màu tím thẫm như bóng tối”, đâu phải là màu sắc tươi tắn mà là những sắc màu của sự tàn phai, là dấu hiệu của sự tiêu biến. Và cái lụi tàn đó bỗng trở nên gấp gáp hơn, vội vã hơn, nhẫn tâm hơn bởi nó gắn với tâm trạng của con người.

+ Không gian và những xúc cảm ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Hình ảnh “con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra” vốn cũng chỉ là hình ảnh của cái đẹp bình dị, gần gũi, gắn bó bao đời, vậy mà giờ đây bỗng trở nên xa xôi quá, ngăn cách quá vì cả đời Nhi đã vòng vèo, chùng chình nên đến giờ mới nhận ra được điều đơn giản ấy. Ngay cả cái vòm trời mùa thu như cao hơn: Những tia nắng sớm đẩy từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi… cả một vùng phù sa lâu đời cũng đang phô ra một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non… những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở… vậy mà cũng chỉ đến sáng hôm nay Nhĩ mới cảm nhận ra được như một phát hiện vừa mới mẻ, vừa muộn màng, có cảm giác như lần đầu tiên anh mới nhìn thấy.

* Những suy ngẫm từ hoàn cảnh riêng mà phát hiện quy luật của cuộc đời

– Từ sự thức nhận những vẻ đẹp bình dị nơi bến quê, trong anh có sự so sánh, chiêm nghiệm: “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến”.

– Hoàn cảnh của Nhĩ bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sự phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ con. Trong cái buổi sáng đó, bằng trực giác. Nhĩ đã nhận ra rằng sự nghiệt ngã của thời gian, không còn bao lâu nữa anh sẽ mãi mãi ra đi. Hôm nay “cũng chỉ cảm thấy như hôm qua”. Nhấc mình ra được bên ngoài tấm êm đang năm, Nhi cảm thấy mình vừa bay được một nửa vòng trái đất” cùng với con la nguồn đã bắt đầu đổ về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ. Có lúc Nhĩ thảng thốt, giật mình như bấm đốt ngón tay: “Hôm nay đã là ngày nay rồi em nhi?”

– Cảm nhận của Nhĩ về Liên (vợ anh)
+ Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mắc tấm áo vả, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai của anh, và Nhã nhận ra tất cả tình yêu thương sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ.

+ Anh xót xa nói ra với Liên điều ân hận nhất: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm mà em vẫn nín thinh”. Liên vẫn ân cần, vẫn yêu thương, lặng thầm hi sinh, chịu đựng: “Có hề sao đâu, miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian phòng này”

+ Giờ thì Nhi đã hiểu thật sâu, thật đau với một sự thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc. Và để lôi cuối cùng mới nhận ra được cái đẹp trong tâm hồn của vợ: “Cũng như cảnh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”

– Niềm khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông: Từ những cảm nhận về thiên nhiên, cảm nhận về người thân, Nhĩ chợt nhận ra cái đẹp muôn thuở của quê hương.

+ Buổi sáng hôm ấy, lần đầu tiên Nhĩ nhận ra vẻ đẹp rất đỗi bình dị và gần gũi của cái bãi bồi bên kia sông khi mình sắp từ giã cõi đời. Bãi đất ấy đã làm bừng dậy một niềm khao khát vô vọng là được đặt chân một lần lên bãi bồi bên kia sông để được chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp rất đỗi bình dị và gần gũi mà có một thời Nhĩ đã lãng quên nó. Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là mơ ước, vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Điều khao khát ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống – những giá trị thường bị người ta lãng quên nó. Sang được bờ sông bên kia, với Nhi vừa là mơ ước, và là suy ngẫm về cuộc đời. Điều khao khát ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống – những giá trị thường bị người ta lãng quên, vô tình, nhất là lúc còn trẻ, khi con người còn lao theo những ham muốn xa vời. Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, đã thấm thía những sướng vui và cay đắng. Thật là đau đớn đối với Nhĩ đó cũng là lúc cuối đời, kề cận với cái chết. Cho nên sự thức tỉnh tình yêu quê hương, yêu cái đẹp dung dị, bình thường, gần gũi xen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa.

+ Lại càng trớ trêu hơn nữa, khi anh nhờ thằng con trai thực hiện ước muốn của mình, thằng con trai anh cũng không hiểu được niềm khao khát của cha nên mặc dù vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng sà vào đám chơi phá cờ thế hệ hè phố, để rồi có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Những hành động, cử chỉ của cậu con trai phải chăng chính là hình ảnh của Nhĩ thuở nào. Từ hoàn cảnh của mình, từ đứa con trai, Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật phổ biến của đời người như nỗi niềm đau đớn pha lẫn sự ân hận của riêng anh: “con người ta trên đường đời khó tránh được những cái điều vòng vèo và cùng chình”. Đó là triết lí của một người đã trải nghiệm. “Họa chăng chỉ có ai đã từng tải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thất hết sự giàu có lẫn vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bở bên kia”, đã có ước muốn xa với mà cuộc đời khi còn trẻ vô tình bỏ qua những cái bình dị ngay bên ta.

– Hành động kì quặc cuối truyện biểu hiện sự nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau lên kẻo lỡ chuyến đò càng tô đâm niềm khao khát của anh

+ Đây là hình ảnh cuối cùng của nhân vật để lại một ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả miêu tả một nét chân dung khác thường với một cử chỉ cũng rất khác thường của nhân vật. Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía, phát hiện ra cuộc đời ở chiều sâu, được đi tìm nó đối với Nhĩ là một sự hồi hộp vô biên. Cho nên hai con mắt của con người say mê và đau khổ ấy sáng lên “long lanh” một cách khác thường. Anh lấy hết sức “đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ” vào cái giờ phút không thể dừng lại được nữa khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất lở bên này. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai hay tiến lên kẻo lỡ chuyến đò. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta; hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, day dứt, ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương.

c. Ý đồ của nhà văn trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Nhĩ
Nhân vật Nhĩ trong truyện cũng như nhiều nhân vật khác trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 là kiểu nhân vật tư tưởng với những trăn trở, nghĩ suy để tự nhận thức chính mình, tự nhận thức về cuộc đời. Tác giả đã gửi gắm qua nhân vật nhiều điều quan sát, suy ngẫm, triết lí: Nhân Vật Nhĩ không đại diện cho một ai mà là cho tất cả. Do đó nhân vật không bị biến thành cái loa phát ngôn cho một giai cấp hay tầng lớp nào trong xã hội hay cho chính nhà văn. Chính những chiêm nghiệm, những triết lí đã được chuyển hóa vào đời sống nội tâm của nhân vật thông qua những diễn biến của tâm trạng, dưới sự tác động của hoàn cảnh đã được miêu tả tinh tế, hợp lí làm cho tác phẩm mang tính luận đề một cách tự nhiên mà sâu sắc.

d. Tìm hiểu ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế của Nguyễn Minh Châu ở truyện ngắn này

– Tinh tế: phát hiện những biến thái tinh tế trong tâm trạng nhân vật. Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác cái giờ phút cuối cùng của cuộc đời đã đến (câu hỏi của Nhĩ với Liên: Đêm qua lúc gần sáng, em có nghe thấy tiếng gì không? và Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ? nhưng tác giả đã không để cho Liên trả lời thì đó chính là nhân đạo. Liên cảm nhận được cái tình cảnh của Nhĩ, nên chị đã lảng tránh và tìm cách động viên chồng).

– Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng. Đó là một nhận xét rất tinh tế của tác giả về Nhĩ khi anh bắt đầu nói chuyện với con để nhờ cậy nó sang cái bãi bồi bên sông hộ mình. Và trong cuộc đối thoại này, tâm lí Nhĩ đã bộc lộ đúng qua sự miêu tả tinh tế của tác giả (qua thái độ, lời nói) và chính sự tinh tế này lại thấm đượm tinh thần nhân đạo ở chỗ nó nói lên một cách sâu sắc cái ước muốn nhỏ nhoi của Nhĩ.

– Cũng như vậy, đoạn Nhĩ nghĩ về con người khi nhận ra thằng con trai của anh đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế có thể bị lỡ chuyến đò ngang sang sông duy nhất trong ngày và hình ảnh cuối truyện khi Nhĩ cố hết sức đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát… đều là những nét miêu tả tâm lí vừa tinh tế, vừa nhân dạo của tác giả qua ý nghĩ và hành động của nhân vật.

e. Tìm hiểu những hình ảnh, chi tiết trong truyện mang tính biểu tượng
Trong truyện Bến quê, hầu như mọi hình ảnh đều đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ hình ảnh thực và hai lớp nghĩa này gắn bó thống nhất với nhau đem đến cho truyện ngắn này một vẻ đẹp riêng: vừa gợi cảm, sinh động, vừa khái quát triết lí.

– Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp gần gũi, bình dị, thân thuộc của quê hương, xứ sở, của những gì thân thương nhất mà trong một đời người thường dễ dàng lãng quên bởi chính cái điều vòng vèo hay chùng chình thường mắc phải.

– Những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt khi mới nở, đậm sắc hơn khi đã sắp hết mùa, rồi lại càng thẫm màu hơn, một màu tím thẫm như bóng tối. Đó là ý nghĩa biểu tượng về không gian và thời gian: cái đẹp gần gũi bình dị rồi cũng tàn phai bởi thời gian luôn thay đổi với những bước đi của nhịp hối hả.

– Những tảng đất lở bên bờ sông khi con lũ đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ báo liệu trước sự sống của nhân vật Nhĩ cũng đã sắp lụi tàn.

– Chân dung và cử chỉ của Nhĩ ở đoạn cuối truyện: chỉ còn đôi bàn tay với những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy… Cánh tay gầy guộc đưa ra ngoài phía cửa sổ khoát khoát như đang hụt hẫng, cố bám víu hiện tại nhưng lại vô vọng bởi chính cái sự vòng vèo và chùng chính của người con. . Ngay cái hình ảnh: “Nhĩ đang nhìn thấy như chính mình trong tấm áo màu xanh trắng sáo và chiếc mũ nang rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đạt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa” cũng chỉ là cái cảm giác mơ hồ được hóa thân vào một con người khác để được thỏa mãn một khát vọng vốn rất bình thường nhưng lại quá mong manh và lắng đọng.

B. MỘT SỐ CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1: Truyện ngắn “Bến quê” của NMC đã gợi cho em những suy nghĩ gì về con người và cuộc đời?

Gợi ý:
Trong đoạn văn em viết, câu hỏi tu từ có thể đặt ở kết đoạn, để nhấn mạnh nội dung đã trình bày. Đừng nhầm với câu hỏi thông thường cần sự trả lời của người đọc. Nội dung của đoạn văn gồm các ý

– Qua những tình huống đầy nghịch lí xảy ra với nhân vật Nhĩ, ta hiểu: cuộc sống và số phận con người có những điều không dễ nhận ra.

– Cuộc sống thật đẹp, cái đẹp bình dị gần gũi và tình yêu của con người với quê hương, cuộc sống thật bền chặt.

– Từ đó, câu chuyện thức tỉnh ta đừng sa vào những điều vòng vèo, chùng chính để hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững của cuộc sống.

Câu 2: Phân tích niềm khao khát của nhân vật Nhĩ trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời.

Câu 3: Phân tích hình ảnh nhân vật Nhĩ ở đoạn cuối truyện.

Câu 4: Em có suy nghĩ gì về những người xung quanh Nhĩ.
– Những người xung quanh Nhĩ là những người rất tốt. Họ có lẽ sống ân tình, quan tâm đến mọi người. (HS tìm dẫn chứng để làm rõ).

Câu 5: Giải thích nhan đề truyện “Bến quê”.

Câu 6: Nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong truyện “Bến quê”.

Câu 8: (Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – trường chuyên ĐHSP Hà Nội năm 2006 – 2007)
“Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chung chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sâu đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự có lẫn vẻ đẹp của cái bãi bồi sông Hồng ngay bên bờ kia, cả những nét tiểu sơ và cái điều tiêng anh khám phá giấy giống như một niềm sau mê pha lẫn mỗi ân hận hơn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết”

a. Những câu trích dần đều thuộc tác phẩm nào, của ai ?

b. Trong bài thơ “Sang thu” nhà thơ Hữu Thỉnh cũng dùng từ “chùng chình” rất đặc sắc. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó.

c. Gắn với hai văn cảnh trên, em hãy phân tích giá trị của từng “chùng chình” mà hai tác giả đã sử dụng.

Câu 9: “Bến quê có phải là truyện ngắn mang tính luận đề không? Tại sao?

Câu 10: Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ (viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu).

THÔNG TIN GÓP Ý
        Quý thầy cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu, vui lòng gửi về:
    Fanpage: https://www.facebook.com/linhhoitrithuc (Chia sẻ tài nguyên miễn phí)
    Email: linhhoitrithuc@gmail.com  
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,004
  • Tháng hiện tại12,862
  • Tổng lượt truy cập77,653
GIÁO ÁN THEO CHỦ ĐỀ
ĐỀ THI HK 2 TIỂU HỌC
giáo án theo công văn 5512
facebook
Đăng nhập
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây