I. PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lí do chọn đề tài:
-
- Cơ sở lý luận
Giáo dục từ lâu được xem là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt trong những năm gần đây giáo dục càng trở nên quan trọng. Ngày nay xã hội phát triển thì nhu cầu về nguồn nhân lực có tri thức, có đạo đức càng cao, đòi hỏi chất lượng dạy - học cần được cải thiện và nâng cao để có được sản phẩm con người phát triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách, kiến thức và kĩ năng gắn liền với thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết.
Trước những yêu cầu của xã hội Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển thì việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động học tập sinh động, tạo sự yêu thích cho người học là vô cũng quan trọng. Luật giáo dục Việt Nam 2005, điều 28.2 đã nêu rõ: “ Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
Sinh học là một môn khoa học vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực tiễn. Trên cở sỡ phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng của sinh vật đến môi trường, đời sống con người. Thông qua việc tìm hiểu các đặc điểm cấu tạo, mối quan hệ tác động lẫn nhau, sự thích nghi với môi trường sống sẽ giúp học sinh ngày càng gần gũi với thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên và thêm yêu cuộc sống, biết vận dụng sáng tạo các kiến thức, kĩ năng từ môn học vào cuộc sống. Để đạt được những điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải có cách đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, tìm ra cách thức tổ chức hoạt động dạy học thật sự lôi cuốn học sinh. Chính vì vậy qua nhiều năm giảng dạy bản thân được tập huấn chuyên môn và tự học hỏi đã tiến hành nghiên cứu, đúc kết được một số kinh nghiệm trong công tác dạy và học tại trường THCS , góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, được sự yêu mến của học sinh, các em ngày càng thích học giờ sinh học hơn thông qua sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành, giao tiếp cho học sinh thông qua việc sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, kết hợp học tập trải nghiệm trong môn sinh học”
1.2- Cơ sở thực tiễn
Trường THCS rất nhiều năm đạt thành tích cao trong công tác dạy học, đặc biệt là bộ môn sinh học. Trong nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy để học sinh thấy hứng thú học tập và dễ ghi nhớ bài, các em có thể tự tạo ra sản phẩm học tập cho bản thân thì người giáo viên ngoài việc trang bị các kiến thức cơ bản trong chương trình thì cần phải lồng ghép thêm cho các em kiến thức về thực tế đời sống có liên quan tới môn học, các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh, hướng dẫn cho các em thực hành tạo sản phẩm thông qua việc tổ chức trải nghiệm, tự tin trình bày kết quả học tập nghiên cứu của bản thân trước lớp để giúp các em khắc sâu kiến thức một cách tích cực, chủ động, tự giác, không nhồi nhét, ép buộc...và không tạo cảm giác nặng nề khi vào giờ học tạo điều kiện cho các em phát huy các năng lực và kĩ năng của bản thân từ môn học đó.
Thuận lợi:
Trong thời gian công tác tại trường tôi được ban giám hiệu tin tưởng và phân công giảng dạy bộ môn sinh học ở tất cả các khối lớp 6,7,8,9 nên có nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt những yêu cầu mới của việc giảng dạy, thấy được cái nào học sinh cần và giáo viên phải làm gì để phát triển kiến thức, năng lực, kĩ năng cho học sinh ở từng khối lớp để sau này các em vận dụng được vào cuộc sống.
Các thầy cô trong trường và tổ bộ môn nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến rút ra nhiều kinh nghiệm hay trong công tác giảng dạy. Được các em học trò hỗ trợ hết mình trong quá trình tôi tiến hành nghiên cứu, viết sáng kiến và dạy thực nghiệm.
Sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, phòng giáo dục và người dân địa phương tạo điều kiện cho tôi thực hiện các chuyên đề giảng dạy thực nghiệm đề tài nghiên cứu khi cho các em tham gia trải nghiệm, tham quan tìm hiểu các địa điểm có liên quan đến bộ môn sinh học mà không tốn chi phí.
Khuôn viên Trường THCS khá rộng, có nhiều cây xanh, đặc biệt là có vườn sinh học do tổ bộ môn Hóa-Sinh thực hiện, giúp tôi thuận lợi trong việc tổ chức cho học sinh tham gia quan sát, nghiên cứu về đặc điểm hình, thái sinh lý của sinh vật, giúp các em học sinh “ thấy tận mắt, sờ tận tay” dễ dàng tiếp thu được kiến thức và ghi nhớ lâu.
Khó khăn:
Trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài thì đa số học sinh không yêu thích môn sinh học, cảm thấy chán khi học vì chủ yếu là lý thuyết học bài, cụ thể thông qua kết quả khảo sát như sau:
Tổng số hs khảo sát | Yêu thích | Không thích |
Năm học: 2015-2016 497 học sinh | 187hs ( 37.63%) | 310hs( 62.37%) |
Kết quả học tập khi chưa tiến hành giải pháp
Năm học | Giỏi | khá | Trung bình | Yếu | kém |
SL | TL (%) | SL | TL (%) | SL | TL (%) | SL | TL (%) | SL | TL (%) |
2015-2016 Tổng số:497 | 85 | 22.5 | 177 | 35.6 | 201 | 40.4 | 34 | 6.8 | | |
Khi dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, rèn kĩ năng cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải mất nhiều thời gian, phải thật sự đặt cái tâm nghề giáo vào trong bài giảng để có thể tìm tòi, sáng tạo tìm ra nhiều cách tổ chức dạy học thu hút học sinh, phải chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ cho học sinh tự tạo sản phẩm học tập tại lớp
Việc tổ chức cho các em học trải nghiệm ngoài thiên nhiên thì người dạy phải có cách quản lý lớp thật tốt, chọn thời gian, địa điểm học tập phù hợp. Ngoài ra khi cho các nhóm quan sát học trải nghiệm thường trong 45 phút không kịp nên chủ yếu cho các em đi trái buổi.
Ở trường có vườn sinh học tuy nhiên vẫn chưa đa dạng về loại cây.
2. Mô tả nội dung:
2.1 - Mục đích nghiên cứu:
Tôi nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành, giao tiếp cho học sinh thông qua việc sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, kết hợp học tập trải nghiệm trong môn sinh học ” nhằm các mục đích sau:
+ Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS
+ Góp phần phổ biến một số phương pháp mới trong việc dạy học rèn kĩ năng sống cho học sinh THCS
+ Nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho bản thân.
+ Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, thực hành, kĩ năng giao tiếp đạt kết quả cao.
+ Giúp học sinh nắm vững các kiến thức, kĩ năng và vận dụng đuợc vào cuộc sống
2.2 - Phạm vi – đối tượng nghiên cứu:
- Các đặc điểm hình thái, sinh lý của sinh vật, các hiện tượng xung quanh đời sống sinh vật có ảnh hưởng đến con người
- Các tiết thực hành trong chương trình sinh học bậc THCS
- Đối tượng là học sinh khối 6,7,8, 9 trường THCS
2.3 – Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp trực quan
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế: Thí nghiệm, học tập trải nghiệm, giao tiếp, điều tra lấy ý kiến, tạo sản phẩm
- Nhóm phương pháp hỗ trợ: thực hành, thống kê, vẽ hình, thảo luận, báo cáo
2.4 – Nội dung nghiên cứu
- Dạy học phải sử các phương tiện hỗ trợ để kích sự hứng thú cho học sinh như: tranh ảnh, đoạn phim, mô hình và cả mẫu vật thật, hướng dẫn các em ứng dụng công nghệ thông tin trong việc học tập rèn cho các em kĩ năng quan sát, trình bày.