Kế hoạch bài dạy Toán 6 - học kỳ 1 Sách chân trời sáng tạo
admin
2021-08-11T23:54:53+07:00
2021-08-11T23:54:53+07:00
https://linhhoitrithuc.com/giao-an-22/ke-hoach-bai-day-toan-6-hoc-ky-1-sach-chan-troi-sang-tao-524.html
https://linhhoitrithuc.com/uploads/news/2021_08/toanctst2.png
Chia sẻ tài nguyên vô tận
https://linhhoitrithuc.com/uploads/logo_1.png
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHƯƠNG 1: SỐ TỰ NHIÊN
TIẾT 1 - BÀI 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS- Biết cách đọc và viết một tập hợp.- Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp ( “∈ ” , “∉ ”) .- Nhận biết được một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp.2. Năng lực - Năng lực riêng:+ Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.3. Phẩm chất- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 - GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp ( bộ sưu tập đồ vật, ảnh chụp tập thể HS, bộ đồ dùng học tập, bộ cốc chén..)2 - HS : Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh như trên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌCA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)a. Mục đích: HS cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với đời sống hàng ngày. b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.c. Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa”, “ tập hợp gồm ba con cá vàng trong bình”... và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống hoặc mô tả tập hợp trong tranh ảnh mà mình đã chuẩn bị.- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:-HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả, biểu diễn một tập hợp”B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚIHoạt động 1: Làm quen với tập hợpa. Mục tiêu:+ Làm quen với tập hợp+ Hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp. b. Nội dung:+ GV giảng, trình bày.+ HS tiếp thu, quan sát SGK, thảo luận, trả lời.c. Sản phẩm: Kết quả của HSd. Tổ chức thực hiện: