Kế hoạch bài dạy Hình học 6 - học kỳ 1 Sách cánh diều

873
CHƯƠNG III: HÌNH HỌC TRỰC QUAN
BÀI 1: TAM GIÁC ĐỀU. HÌNH VUÔNG. LỤC GIÁC ĐỀU ( 3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:  Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được tam giác đều với các đặc điểm: ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau.
- Nhận biết được hình vuông với các đặc điểm: bốn cạnh bằng nhau, hai cạnh đối song song với nhau, bốn góc đều là góc vuông và hai đường chéo bằng nhau;
- Nhận biết được lục giác đều với các đặc điểm: sáu cạnh bằng nhau, sáu góc
bằng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau và cắt nhau tại một điểm.
2. Năng lực
Năng lực riêng:
- Vẽ được tam giác đều khi biết độ dài cạnh.
- Vẽ được hình vuông và tính được chu vi, diện tích của hình vuông khi biết độ dài cạnh.
- Tạo lập được hình lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều.
Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Các chiếc que có độ dài bằng nhau (để xếp hình có dạng tam giác đều); các miếng phẳng hình tam giác đều (bằng giấy hay bìa mỏng) có kích thước như nhau (để gấp giấy kiểm tra các cạnh và các góc bằng nhau, hay ghép để tạo thành hình lục giác đều); ...
- Thước thẳng có chia xăng-ti-mét, compa, ê ke, kéo.
Các hình ảnh hoặc clip (nếu có điều kiện) về những vật thể có cấu trúc dạng tam giác đều, hình vuông, lục giác đều có trong thực tế cuộc sống.
2 - HS
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập: bút, bộ êke (thước thẳng, thước đo góc, êke), bút chì, tẩy...
- Giấy A4, kéo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình trong bài.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
c) Sản phẩm: HS nhận dạng được một số hình và tìm được các hình ảnh trong thực tế liên quan đến hình đó.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu hình ảnh, video về các ứng dụng thực tế của các hình trong bài: “Khối rubik”, “Kệ gỗ”, “Biển báo”, “ Nền nhà”, “ Tổ ong”, “Các bức tường ốp bằng gạch có hình tam giác đều, hình lục giác đều, hình vuông” và giới thiệu.

 
 
quang cao google tai xuong
download

THÔNG TIN GÓP Ý
        Quý thầy cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu, vui lòng gửi về:
    Fanpage: https://www.facebook.com/linhhoitrithuc (Chia sẻ tài nguyên miễn phí)
    Email: linhhoitrithuc@gmail.com  

Những tin đã đăng

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay114
  • Tháng hiện tại4,901
  • Tổng lượt truy cập219,129
GIÁO ÁN THEO CHỦ ĐỀ
ĐỀ THI HK 2 TIỂU HỌC
giáo án theo công văn 5512
facebook
Đăng nhập
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây