HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS quan sát Hình 1 SGK-tr7: Yêu cầu HS viết vào vở: + Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1 + Tên các bạn trong tổ của em + Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân - GV quan sát và trợ giúp các nếu HS cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của mình. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chính xác hóa và giải thích: + Các đồ vật ở trong Hình 1 tạo thành một tập hợp. Mỗi đồ vật trên bàn được gọi là một phần tử của/ thuộc tập hợp đó”. + Tương tự, “các bạn trong tổ của em tạo thành một tập hợp”, “Các số tự nhiên lớn hơn 3, nhỏ hơn 12 tạo thành một tập hợp”. | 1. Làm quen với tập hợp - Tên đồ vật trên bàn: sách, thước kẻ, ê ke, bút - Tên các bạn trong tổ: Lan, Mai, Ngọc, Hoa, Tuấn. - Các số tự nhiên lớn hơn 3 nhỏ hơn 12: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11. |
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung mục này trong SGK và đọc các ví dụ minh họa ở trang 7. Sau khi đọc xong, GV yêu cầu HS sử dụng kí hiệu để viết ba tập hợp trong HĐKP ở trên và viết một vài phần tử thuộc/ không thuộc trong tập hợp đó. - GV viết ví dụ: A = {thước kẻ, bút, eke, sách} bút ϵ A , tẩy ∉ A - GV yêu cầu HS viết tương tự cho 2 tập hợp còn lại và hoàn thành thực hành 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu và phần luyện tập + GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu. + Ứng với mỗi phần luyện tập, một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. | 2. Các kí hiệu Ví dụ: Gọi B là tập hợp tên các bạn trong tổ em. B = { Lan, Mai, Ngọc, Hoa, Tuấn} Lan ϵ B , Huyền ∉ B. Thực hành 1: Gọi M là tập hợp các chữ cái có mặt trong từ “gia đình” M = {a, đ, i, g, h, n} + Khẳng định đúng: a ϵ M , b ∉ M , i ϵ M + Khẳng định sai: o ϵ M |
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Đánh giá thường xuyên: + Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. + Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân. + Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể) | - Phương pháp quan sát: + GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,.. + GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS. | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung trong SGK trong vòng 2p ( GV gợi ý cách đọc kí hiệu gạch đứng “|” là “ sao cho”, “trong đó”, “ thỏa mãn”,… - GV phân tích cho HS qua ví dụ khác: “B là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 1 và nhỏ hơn 10” + GV gọi 1 HS biểu diễn tập hợp B dưới dạng liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp B. + GV giảng: Ngoài cách liệt kê tất cả các phân tử của tập hợp B, ta còn có thể viết B = { x | x là số tự nhiên, 1< x < 10}. Đây là cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp B. - GV cho HS rút ra Nhận xét như trong SGK – tr8. - GV yêu cầu HS trao đổi, hoàn thành Thực hành 2 vào vở và cho 2 HS lên chữa bài. - GV cho HS làm Thực hành 3 và yêu cầu 1 HS lên bảng làm ý a), b); 1 HS làm ý c). - GV cho HS đọc, tìm hiểu mục “Em có biết?” và phân tích, giới thiệu thêm cách minh họa tập hợp bằng một vòng kín ( “ Sơ đồ Venn”). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân - GV quan sát và trợ giúp các nếu HS cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS hoàn thành vở sau đó lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt lại đáp án và tổng quát lại 2 cách cho một tập hợp: + Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp. + Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp. | 3. Cách cho tập hợp VD: “B là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 1 và nhỏ hơn 10” + B = {2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} + B = { x | x là số tự nhiên, 1< x < 10}. Nhận xét: a) Liệt kê các phần tử của tập hợp. b) Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp. Thực hành 2: a) E ={0; 2; 4; 6; 8}. - Tính chất đặc trưng của tập hợp E là: E gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10. => E = { x | x là số tự nhiên chẵn và x < 10}. b) P = { x | x là số tự nhiên và 10 < x < 20}. P = { 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}. Thực hành 3: a) A = {8, 9, 10, 11, 12, 13, 14} b) 10 ∈ A; 13 ∈ A 16 ∉ A, 19 ∉ A c) Cách 1: B = {8, 10, 12, 14}. Cách 2: B = { x | x là số tự nhiên chẵn, và 7 < x < 15}. |
Tập hợp cho bởi cách liệt kê phần tử | Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng |
H = {2; 4; 6; 8; 10} | H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11. |
M = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15} | M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15. |
P = {11, 13, 15, 17, 19, 21} | P là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 9 và nhỏ hơn 22. |
X = {Việt Nam; Lào; Campuchia; Thái Lan; Myanmar; Malaysia; Singapore; Indonesia; Brunei; Philippines; Đông Timor} | X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á. |
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Đánh giá thường xuyên: + Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. + Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân. + Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể) | - Phương pháp quan sát: + GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,.. + GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS. | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận. |
Những tin đã đăng