Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2020 - 2021 (Có ma trận, đáp án)

1825

Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9

 
Tên chủđề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng  
  TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao    
          TNKQ TL TNKQ TL  

Chương 1: Điện từ học

4 tiết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.

 

2. Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.

3 Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.

4. Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.

5. Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.

6. Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sử dụng đúng theo yêu cầu.

7. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Số câu hỏi 1
 
1     1     3
Số điểm 0,5
 
0,5     2     3,0(30%)

Chương 2: Quang học

11 tiết

8. Nhận biết được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì .

9. Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.

10. Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát vật nhỏ.

19. Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu.

11. Nhận biết trong chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm màu khác nhau.Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính.

 

12. Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.

13. Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ.

14. Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì.

15. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.

16. Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.

17. Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa.

18. Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.

 

18. Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó.

19. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.

20. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.

21. Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng, lọc màu, trộn ánh sáng màu hoặc giải thích màu sắc các vật là do nguyên nhân nào.

 

22. Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ.

 

 

 
Số câu hỏi 6
 
8
 
1 1  
 
16  
Số điểm 1,5   2   0,5 3     7,0 (70%)  
   
TS câu hỏi 7 9 3 19  
TS điểm 2,0 2,5 5,5 10,0 (100%)  
 

Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 9

Trường: THCS……………………….

Họ và tên: ……………………….........

Lớp: 9 - ……..

KIỂM TRA HỌC KÌ II NH 2020 – 2021
Môn: VẬT LÍ – Lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1. Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ tuân theo định luật nào sau đây:

A. Định luật tán xạ ánh sáng.

B. Định luật khúc xạ ánh sáng.

C. Định luật phản xạ ánh sáng.

D. Định luật truyền thẳng ánh sáng.

Câu 2. Khi nói về thủy tinh thể của mắt, câu kết luận nào không đúng:

A. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ.

B. Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được.

C. Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi.

D. Thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi được.

Câu 3. Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước thì góc khúc xạ:

A. Lớn hơn góc tới

. B. Nhỏ hơn góc tới.

C. Bằng góc tới.

D. Lớn hơn hoặc bằng góc tới.

Câu 4. Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm:

A. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

B. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

C. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

D. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 5. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì:

A. Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.

B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.

C. Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.

D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu 6. Ta không thể xác định được thấu kính là hội tụ hay phân kì dựa vào kết luận là:

A. Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

B. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.

C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 7. Tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc vào chiều dòng điện?

A. Tác dụng sinh lí.

B. Tác dụng quang.

C. Tác dụng từ.

D. Tác dụng nhiệt.

Câu 8. Khi đặt vật trước thấu kính hội tụ cách quang tâm o một khoảng d = 2f thì ảnh của nó tạo bởi thấu kính có đặc điểm:

A. Ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật.

B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật

C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và bằng vật.

D. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

II. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Câu 1: Một chùm tia tới ................. với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại ................ của thấu kính

Câu 2: Điểm xa mắt nhất mà ta có htể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là ............, điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là ...................

III. Nối những ý ở cột A với những ý ở cột B một cách hợp lý:

Cột A

Cột B

1. Thấu kính là một khối thủy tinh có hai mặt cầu hoặc

A. mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng.

2. Có thể làm thấu kính bằng các vật liệu trong suốt như

B. đường thẳng vuông góc với mặt thấu kính mà một tia sáng truyền dọc theo đó sẽ không bị lệch hướng.

3. Trục chính của thấu kính là một

C. thủy tính, nhựa trong, nước, thạch anh, muối ăn…

4. Quang tâm của thấu kính là một điểm trong thấu kính mà

D. một mặt cầu và một mặt phẳng.

Phần B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1.(2đ) Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp 40 000 vòng, đựợc đặt tại nhà máy phát điện.

a) Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp hiệu điện thế 400V.Tính HĐT ở hai đầu cuộn thứ cấp?

b) Dùng máy biến thế trên để tăng áp rồi tải một công suất điện 1 000 000 W bằng đường dây truyền tải có điện trở là 40 W. Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây ?

Câu 2.(1đ) Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa?

Câu 3. (3đ) Đặt một vật AB cao 4cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm, cách thấu kính 60cm, A nằm trên trục chính.

a) Hãy nêu cách vẽ và vẽ ảnh của vật theo đúng tỉ lệ.

b) Xác định vị trí, độ lớn và đặc điểm của ảnh.

 

download

THÔNG TIN GÓP Ý
        Quý thầy cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu, vui lòng gửi về:
    Fanpage: https://www.facebook.com/linhhoitrithuc (Chia sẻ tài nguyên miễn phí)
    Email: linhhoitrithuc@gmail.com  
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,024
  • Tháng hiện tại10,846
  • Tổng lượt truy cập75,637
GIÁO ÁN THEO CHỦ ĐỀ
ĐỀ THI HK 2 TIỂU HỌC
giáo án theo công văn 5512
facebook
Đăng nhập
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây