Chia sẻ tài nguyên vô tận

https://linhhoitrithuc.com


Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8

Trong quá trình phát triển, xã hội luôn đề ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp đào tạo con người. Chính vì vậy mà dạy toán không ngừng được bổ sung và đổi mới để đáp ứng với sự ra đời của nó và sự đòi hỏi của xã hội.
SKKN
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
           1. Lý do chọn đề tài:
           Trong quá trình phát triển, xã hội luôn đề ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp đào tạo con người. Chính vì vậy mà dạy toán không ngừng được bổ sung và đổi mới để đáp ứng với sự ra đời của nó và sự đòi hỏi của xã hội. Vì vậy mỗi người giáo viên nói chung phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng với chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước đặt ra. Đặc biệt khả năng tìm hiểu du lịch, tham quan các địa danh, thắng cảnh càng ngày càng lớn, do đó trong các bài toán cũng cần đề cập đến để bắt kịp xu thế thời đại. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8”  với mong muốn học sinh ngày càng hứng thú hơn khi học môn toán trong nhà trường.
           2. Mục đích nghiên cứu:
           Đề tài nghiên cứu không chỉ mong đợi vào kết quả học tập môn toán của các em tốt hơn mà còn khơi gợi hứng thú học tập, đưa học sinh khám phá các danh thắng đồng thời ứng dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống và giá trị trong lịch sử xây dựng các công trình của các bậc Tiền nhân.
         Nghiên cứu về “Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8” giúp giáo viên nâng cao năng lực tự nghiên cứu, tìm hiểu các địa danh, di tích của đất nước đồng thời vận dụng chúng vào giảng dạy để từ đó đưa ra  phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn.
         Nghiên cứu vấn đề này để nắm được những thuận lợi, khó khăn khi dạy học phần hình học trong bồi dưỡng học sinh yếu, khá giỏi, từ đó định hướng nâng cao chất lượng dạy và học môn toán.
 Nghiên cứu vấn đề này còn giúp giáo viên có tư liệu tham khảo và dạy thành công về vấn đề toán học gắn với thực tế đời sống.
           3. Nội dung nghiên cứu
           Tìm hiểu các địa danh, danh thắng; nghiên cứu tổng thể công trình và đưa ra các bài toán phù hợp cho từng công trình đó.
           4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu:
           Là một số địa danh, danh thắng có thể sử dụng để đưa vào trong bài toán ở học kỳ 1 lớp 8 giúp cho học sinh đam mê, hứng thú trong việc vận dụng kiến thức toán học vào các công trình đó và trong thực tế cuộc sống.
           5. Thành phần tham gia nghiên cứu:
           Phạm vi nghiên cứu: Lấy tư liệu trong các chuyến đi học tập, nghiên cứu thực tế; tìm hiểu qua các trang blog và trên trang vi.wikipedia.org; lấy các kiến thức toán học trong chương trình lớp 8 học kỳ 1 để đưa thành bài toán.
           Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 8B năm học 2019 – 2020 nơi tôi đang giảng dạy.
           6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê.
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp thử nghiệm, thực hành.
Phương pháp sao chép, chụp ảnh.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia….
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp điều tra, khảo sát.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm .
           7. Kế hoạch nghiên cứu
           Thời gian: từ kỳ nghỉ hè tháng 6/2019 đến hết học kỳ 1 tháng 1/2020.
 
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HOẶC CẢI TIẾN
1. Cơ sở lý luận:
Trong chương trình môn Toán ở các lớp THCS, vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống là yêu cầu mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và bộ môn Toán nói riêng. Chính vì vậy việc tìm hiểu các bài toán có nội dung thực tế, tìm hiểu các địa danh lịch sử đã thu hút được sự quan tâm chú ý của học sinh.
       2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu (Cơ sở thực tiễn):
        Ngày nay, đào tạo học sinh trở thành con người mới vừa có đức vừa có tài trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Quá trình hội nhập toàn cầu đòi hỏi những con người năng động phải biết tư duy sáng tạo. Muốn vậy thì ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh phải yêu thích môn học, hứng thú say mê nghiên cứu tìm hiểu bài học để có nền tảng kiến thức vững vàng.
        Bên cạnh đó, dù các di tích danh thắng lịch sử có bị hao mòn theo thời gian nhưng bài học về giá trị và ý nghĩa lịch sử của nó luôn trường tồn và bất diệt. Chính vì thế, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu một số di tích, địa danh để đưa vào bài học, giúp các em hào hứng trong quá trình học tập bộ môn Toán lớp 8.
         Vì vậy việc nghiên cứu để Tìm hiểu địa danh, danh thắng thông qua các bài toán thực tế lớp 8” là rất thiết thực, giúp giáo viên truyền đạt nội dung bài học một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả,  góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, cần đưa nhiều hơn nữa Toán học vào thực tế đời sống. 
3. Mô tả, phân tích các giải pháp hoặc cải tiến mới :
a) Tình trạng thực tế trước khi thực hiện:
          Hầu hết các em thực hiện giải một bài toán đến đáp số là xong  mà chưa thấy được ý nghĩa của nó trong thực tế, đặc biệt là đối với các di tích, danh thắng.
b) Biện pháp thực hiện:
       Để thực hiện được mọi ý tưởng trên trong khi giảng dạy cần phải cho học sinh tìm hiểu các danh thắng, các địa danh lịch sử, tính toán được các yếu tố tạo nên di tích, điạ danh đó. Trong mỗi bài toán cần vận dụng kiến thức ở phần nào, chương nào?
Nâng cao chất lượng dạy và học trong và sau khi nghiên cứu áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, giúp cho giáo viên dạy có hiệu quả cao hơn, học sinh ham thích học  toán hơn.
          c) Các bài toán thực tế:
Bài 1.
Tứ giác Long Xuyên là một vùng đất hình tứ giác thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long trên địa phận của ba tỉnh thành: Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ.Bốn cạnh của tứ giác này là biên giới Việt Nam – Campuchia, vịnh Thái Lan, kênh Cái Sắn và sông Bassac (sông Hậu). Bốn đỉnh của tứ giác là thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá.
A. (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) 
B. (thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang)
C. (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang)
D. (thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang)
a. Hình vẽ tứ giác Long Xuyên có bốn góc trong đỉnh ở Hà Tiên là , góc trong đỉnh ở Châu Đốc là , góc ngoài đỉnh ở Long Xuyên là . Hãy tính số đo góc trong đỉnh Rạch Giá.
b. Công ty  dự định xây bốn nhà máy tại bốn địa điểm  là bốn đỉnh của một tứ giác. Hãy tìm một điểm M nằm trong tứ giác  để xây dựng trung tâm điều hành sao cho tổng chiều dài  là nhỏ nhất.
Hướng dẫn giải
a. Số đo góc trong đỉnh ở Long Xuyên là: .
Số đo góc trong đỉnh ở Rạch Giá là:
b. Ta có: (không đổi, vì  cố định)  nhỏ nhất khi  
Tương tự  
Vậy  là giao điểm hai đường chéo thì tổng chiều dài là nhỏ nhất.
Bài 2.
          Núi Đá Bia, tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian gọi là Núi Ông, là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy núi Đèo Cả, hiện ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Núi nổi tiếng vì tảng đá bia khổng lồ cao  trên đỉnh núi mà cách xa vẫn có thể nhìn thấy. Tương truyền vào năm  khi thân chinh cầm quân tấn công Chămpa, Vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt (Việt Nam ngày nay) tại nơi này. Vì thế, núi được gọi là núi Đá Bia. Trong hình là một góc nhìn tảng đá bia có dạng hình thang vuông với các kích thước đã cho.
a. Hãy tính số đo góc còn lại.
b. Tính diện tích mặt quan sát như trong hình của tảng đá Bia.
Hướng dẫn giải
Bài 3. Đoan môn
          Đoan môn là một trong năm công trình trên mặt đất của Hoàng thành còn được lưu giữ cho đến hôm nay. Đây là cổng thành phía Nam của Cấm thành, mở ra Hoàng thành, là nơi qua lại của nhà vua, người thân của vua, các quan lại mỗi khi vào chầu vua ... . Đoan môn gồm năm cửa – trong đó có một cửa chính, hai cửa phụ, hai cửa ngách và ba tầng lầu. Biết số đo của  góc kề đáy dưới của mặt tiền cổng (hình thang cân) là , hãy tính số đo các góc còn lại.
Gọi phần được viền màu xanh bao quanh Đoan môn là hình thang cân   


Vậy số đo hai góc kề đáy dưới bằng nhau và bằng ; số đo hai góc kề đáy trên bằng nhau và bằng  

Nguồn: FB  Lê Thị Hoài Phương
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây