Chia sẻ tài nguyên vô tận

https://linhhoitrithuc.com


Giáo án dạy hè môn Ngữ văn lớp 7 lên 8

Giáo án dạy hè môn Ngữ văn lớp 7 lên 8
Giáo án dạy bồi dưỡng môn Ngữ văn lớp 7 lên lớp 8
Tuần 1- Buổi 1 + Buổi 2:
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ
I. Mục tiêu bài học
_ HS ôn tập và củng cố kiến thức về từ và nghĩa của từ.
_ Biết vận kiến thức đã học vào thực tiễn giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị
Gv: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án
Tích hợp một số văn bản đã học
Hs: Ôn tập lại kiến thức
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. Bài mới
*Giới thiệu bài
*Tiến trình hoạt động
Phần I: Kiến thức cũ
I. Từ ghép
1. Khái niệm
- Từ ghép là những từ do hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành.
2. Phân loại:
a. Từ ghép chính phụ
- Tiếng chính làm chỗ dựa, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Ví dụ:
+ Cá thu là chỉ một loại cá (nghĩa hẹp hơn nghĩa của tiếng chính cá).
b. Từ ghép đẳng lập:
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn, khái quát hơn nghĩa của các tiếng dung để ghép.
- Có thể đảo vị trí trước sau của các tiếng dùng để ghép.
3. Bài tập
- Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang15
II. Từ láy
1. Khái niệm
- Từ láy là một kiểu từ phức đặc biệt có sự hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn từ láy trong Tiếng Việt được tạo ra bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa.
2. Phân loại:
a. Từ láy toàn bộ:
- Láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu:
Ví dụ: xanh xanh xanh.
- Láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu:
Ví dụ: đỏ đo đỏ.
b. Láy bộ phận:
- Láy phụ âm đầu:
Ví dụ: Phất phất phơ
- Láy vần:
Ví dụ: xao lao xao.
3. Bài tập
- Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1trang 43.
III. Đại từ
1. Khái niệm
- Đai từ là những từ dùng để trỏ (chỉ) hay hỏi về người, sự vật, hoạt động tính chất trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói.
2. Phân loại
a. Đại từ để trỏ:
* Dùng để chỉ người, sự vật (còn gọi là đại từ xưng hô, đại từ nhân xưng) gồm có: tôi, tao, tớ, chúng tao, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ…
- Ví dụ:
“Sao không về hả chó
Nghe bom thằng Mĩ nổ
Mày bỏ chạy đi đâu
Tao chờ mày đã lâu
Cơm phần mày để cửa
Sao không về hả chó
Tao nhớ mày lắm đó
Vàng ơi là vàng ơi?”
* Lúc xưng hô một số danh từ chỉ người như: Ông, bà, cha, mẹ, cô, bác…được sử dụng như đại từ nhân xưng…
_ Ví dụ: Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à?
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà.
*Trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu.
_ Ví dụ:
Phũ phàng chi bấy hóa công
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
* Trỏ sự vật trong không gian, thời gian: đây, đó, kia, ấy, này, nọ, bây giờ, bấy giờ…
_ Ví dụ:
Những là sen ngó đào tơ
Mười lăm năm mới bây giờ là đây.
* Trỏ hoạt động tính chất sự việc: vậy, thế…
_ Ví dụ:
Các em ngoan thế, vừa lao động giỏi, vừa học tập giỏi.
b. Đại từ để hỏi.
* Hỏi về người, sự vật: ai, gì.
_ Ví dụ:
Những ai mặt bể chân trời
Nghe mưa ai có nhớ nhời nước non.
* Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy.
- ví dụ:
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
* Hỏi về không gian, thời gian: đâu, bao giờ.
- Ví dụ:
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

3. Bài tập
- Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 56 - 57.
IV. Từ Hán Việt
1. Nhận biết yếu tố Hán Việt
* Trong từ vựng tiếng Việt có khoảng 70% vốn từ Hán Việt, 30% từ thuần Việt, số lượng từ ấn- âu không nhiều
* áp dụng mẫu: Nguyện quyết cứu nguy
- Tất cả các tiếng nào có chứa vần của bốn từ trên đều là yếu tố Hán Việt
- Ngoại lệ các tiếng: nguyền, chuyền, chuyện là từ thuần Việt
2. Một số mẹo nhận diện từ Hán Việt
Từ Hán Việt
Những vần có Những vần không có
-ưc
- ăc
- ât
- ân
- iên
- uốc
- iêm
- ut
- ăt
- âc, ơt
- âng
- iêng
- uốt
- im
(trừ trường hợp kim)
3. Nhận biết từ Thuần Việt
- Tất cả các tiếng có kết hợp với vần ết, ưng đều là từ thuần Việt. Ngoại lệ có: kết, ưng, ứng, ngưng là từ HV
- Tất cả các tiếng có phụ âm đầu là r đều là từ thuần Việt.
4. Bài tập
- Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1trang 70 - 71.
5. Quan hệ từ
a. Khái niệm
- Quan hệ từ là từ dùng để liên kết từ với từ, đoạn với đoạn, câu với câu, để góp phần làm cho câu chọn nghĩa, hoặc tạo nên sự liền mạch lúc diễn đạt ( Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả … giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. )
- Ví dụ:
+ Cảnh đẹp như tranh
2. Phân loại:
a. Giới từ:
- Giới từ là những từ dùng để liên kết các thành phần có quan hệ ngữ pháp chính phụ. Đó là các từ: của, bằng, với, về, để, cho, mà, vì, do như, ở, từ …
- Ví dụ:
+ “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”.
(Một thứ quà của lúa non: cốm - Thạch Lam)
b. Liên từ
- Liên từ là từ dùng để liên kết các thành phần ngữ pháp đẳng lập. Đó là các từ: và, với, cùng, hay, hoặc, nhưng, mà, chứ, hễ, thì, giá, giả sử, tuy, dù …
- Ví dụ:
+ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 em vẫn giữ tấm lòng son”.
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
4. Bài tập
- Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1trang 98 - 99.
VI. Từ đồng nghĩa
Bài 1
1. non- núi- sơn -> đồng nghĩa Hán- Việt, đồng nghĩa hoàn toàn.
2. Chó- cầy- >đồng nghĩa không hoàn toàn
3. anh, em, ông: Chỉ ND ta -> đồng nghĩa kkhông hoàn toàn.
- giặc, mày: chỉ TDP- >đòng nghĩa hoàn toàn (trong văn bản này)
- phang, quật, phết, đánh -> đồng nghĩa không hoàn toàn
............................
download

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây