Ôn tập Ngữ văn 9 - Chuyên đề nghị luận văn học

1633

                                     CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Gồm có 6 dạng cơ bản:
+ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
+ Nghị luận về  tác phẩm truyện, đoạn trích.
+ Nghị luận về  một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học.
+ Nghị luận về một tình huống truyện.
+ Nghị luận về  một nhân vật trong tác phẩm.
+ Nghị luận về  giá trị của tác phẩm, đoạn trích
Hướng dẫn cụ thể từng dạng:
 I. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
1, Khái niệm: Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
2, Đặc điểm
- Với dạng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường có các cách ra đề với những đặc điểm như sau:
+ Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ: Người ra đề ra thường lựa chọn những khía cạnh nổi bật của bài thơ.
VD: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu
+ Dạng bài phân tích một đoạn thơ: Người ra đề sẽ lựa chọn một đoạn thơ đặc sắc nhất trong một bài thơ.
VD: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “ Sang thu”( Hữu Thỉnh) để thấy được một tâm hồn đặc biệt tinh tế khi trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.
+ Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ: Hình ảnh được lựa chọn phải giàu ý nghĩa biểu tượng.
VD: Ba câu kết trong bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu với hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời  người chiến sĩ. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu phân tích hình ảnh đặc sắc đó.
+ Đối với dạng đề so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ. Hai ngữ liệu được lựa chọn phải có nét tương đồng.

 

Quảng Cáo

VD: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Thạn Hải có viết:
 Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Có những điểm gặp gỡ trong tư tưởng với nhà thơ Tố Hữu trong bài Một khúc ca xuân:
Nếu là con chim , chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?
Em hãy so sánh hai khổ thơ trên để thấy được điểm gặp gỡ của hai nhà thơ.
3, Dàn ý chung
             1. Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn( nguyên văn khổ thơ, đoạn thơ, nếu đoạn thơ dài thì chỉ cần chép hai câu đầu rồi dùng dấu chấm lửng và chép đến hai câu thơ cuối)
          2. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ, bài thơ....
- Phân tích cụ thể bài thơ, đoạn thơ:
+ Phân tích theo bố cục của bài hoặc theo từng câu thơ( bổ ngang).
+ Phân tích theo hình tượng hoặc nội dung xuyên suốt bài thơ( bổ dọc).
- Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ: hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, cấu tứ, nhịp điệu,

 

Quảng Cáo

           3. Kết bài: Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng, đặc sắc của bài.
      4, Đề minh họa:
Đề 1: Nêu cảm nhận của em về ước nguyện cống hiến của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(  Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
Gợi ý dàn bài:

Mở bài Giới thiệu tác giả, văn bản, đoạn thơ
Thân bài Từ xúc cảm về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, Thanh Hải tha thiết muốn hóa thân thành con chim, hoa để dâng hiến cuộc đời mình, làm đẹp cho quê hương, đất nước.
- Điệp cấu trúc: “Ta làm…, ta nhập vào” được đặt ở vị trí đầu của ba câu thơ đã khiến cho nhịp điệu thơ trở nên nhẹ nhàng, khiến cho câu thơ như một lời thủ thỉ tâm tình về khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước.
- Những hình ảnh “ con chim hót”, “ cành hoa”, “ nốt trầm xao xuyến” là những hình ảnh giản dị nhưng cũng thật hàm xúc:
+ Con chim cất cao tiếng hát để làm vui cho đời; cành hoa điểm sắc để thắm cho mùa xuân, một nốt trầm trong muôn nốt nhạc của bản hòa ca môn điệu. Đó là những hình ảnh hết sức giản dị, nhỏ bé song đã cho thấy  ước nguyện khiêm nhường mà cao quí của thi nhân
+ Những hình ảnh này có sự đối ứng chặt chẽ với những hình ảnh mở đầu của bài thơ để khẳng định một lẽ tự nhiên: con chim sinh ra là để dâng hiến cho đời, bông hoa sinh ra là để tỏa hương sắc, bản hòa ca tưng bừng rộn rã song không thể thiếu nốt trầm.
- Thay đổi cách xưng hô, tôi – ta, cảm xúc cá nhân trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước đã chuyển hóa thành cái ta, vừa là cá nhân vừa đại diện cho số đông,  ước nguyện của tác giả cũng là ước nguyện chung của mọi người.
- Tác giả còn tha thiết được hòa mình vào cuộc sống muôn người, làm “ nốt trầm xao xuyến” trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời, cống hiến lặng thầm, không phô trương, cống hiến phần tinh túy nhất cho quê hương, đất nước.
- Nhà thơ ước được làm “ Một mùa xuân nho nhỏ” để “ Lặng lẽ dâng cho đời” tác giả ví ngầm cuộc đời mình và cuộc đời mỗi người là “ Một mùa xuân nho nhỏ”, đây chính là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc của nhà thơ Thanh Hải.
+ Từ láy “ nho nhỏ” thể hiện ước muốn, khát vọng khiêm tốn và giản dị của nhà thơ. Gợi về những gì đẹp đẽ và tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp cho mùa xuân đất nước.
+ Tính từ “lặng lẽ” đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, lối sống và nhân cách. Mùa xuân của Thanh Hải không hề ồn ào, khoa trương, náo nhiệt mà lặng lẽ hiến dâng.
- Điệp cấu trúc ngữ pháp “ dù là…dù là”.. và hình ảnh tương phản “ tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” khiến cho lời thơ như một lời hứa, lời tự nhủ với mình. Đồng thời, khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng sống, lí tưởng sống là cống hiến hi sinh.
- Tác giả có một lẽ sống đẹp, cao cả, bắt nguồn từ tình yêu người, yêu đời. Lẽ sống ấy thật đáng cho chúng ta học tâp
Kết bài Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ

Đề 2 : Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên giao mùa trong bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh

Mở bài Hữu Thỉnh (1942) là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Trước 1975 thơ Hữu Thỉnh tập trung diễn tả hình tượng người lính và hiện thực lớn lao, sôi động của những năm tháng chiến tranh ác liệt của đất nước trong kháng chiến chống Mĩ. Khi đất nước thống nhất, Hữu Thỉnh viết nhiều về con người và cuộc sống đời thường với nhiều suy nghĩ và chiêm nghiệm sâu sắc.
- Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào mùa thu năm 1977. In trong tập Từ chiến hào đến thành phố, xuất bản năm 1991. Bài thơ viết về những chuyển biến nhẹ nhàng, tinh tế của thiên nhiên, đất trời trong phút giao mùa từ hạ sang thu. Qua đó, nhà thơ gửi gắm quy luật cuộc sống nhân sinh, của đời người khi bước sang mùa thu của cuộc đời.
Quảng Cáo
Thân bài a) “ Sang thu” ở chốn làng quê ( khổ 1)
          - Mùa thu đến bắt đầu từ hương vị mộc mạc ở một chốn làng quê. “ Hương ổi” một thứ hương thơm ngào ngạt, nồng nặc đang chủ động phả vào trong gió se, chỉ cần  một từ “ phả”  gợi lên mùi hương ổi lan tỏa khắp không gian. Gió se, gió heo may se lạnh báo hiệu thu sang. Trong làn gió heo may se lạnh của mùa thu vị hương ổi được cô đặc, sánh lại, ngọt ngào và quyến rũ hơn. Cái ấm chủ động giao thoa với cái lạnh:
                   Bỗng nhận ra hương ổi
                   Phả vào trong gió se
          - Từ khu vườn nhỏ nhà mình, nhà thơ hướng mắt ra trước ngõ và thấy làn sương đang mong manh ngập ngừng, đang “ chùng chình qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa và từ láy “ chùng chình” gợi lên làn sương thu nhẹ, mong manh, giăng mắc nửa muốn đi nửa còn dùng dằng ở lại nơi đầu thôn ngõ xóm. Các tín hiệu đặc trưng của mùa thu đã hiện diện. Vậy mà nhà thơ còn chưa chắc chắn, còn nghỉ hoặc : “ Hình như thu đã về”. Phải tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ mới có thể nhận ra bước “ sang thu” nhẹ nhàng, vô hình, từ hương thơm của làng quê, từ những gì không cụ thể làm xốn xang lòng người.
b) Sang thu khắp đất trời ( khổ 2)
          Từ không gian nhỏ hẹp với hương ổi trong vườn, gió qua nhà, sương trước ngõ, Hữu Thỉnh đã phóng tầm mắt ra xa hơn và  nhận ra mùa thu đã về thật sự khắp đất trời.
          - Hai câu thơ đầu : nghệ thuật đối lập được sử dụng để miêu tả những chuyển biến tinh tế của mùa thu trong một không gian trái chiều và những trạng thái, hoạt động trái chiều nhau của vạn vật:
          Sông được lúc dềnh dàng
          Chim bắt đầu vội vã
Thu sang, dòng sông cứ thế lững lờ trôi, rất nhẹ nhàng, rất êm  xuôi, vừa chảy vừa như đang ngẫm nghĩ suy tư như đang đợi chờ ai đó. Đối lập với dòng sông, đàn chim tinh tế nhận ra hơi thu lạnh luồn trong gió se, chúng tôi thể “ dềnh dàng” mà vội vàng, gấp gáp hơn trong những nhịp sải cánh khi mỗi chiều bay về tổ. Hai tốc độ trái chiều nhau, sự “ dềnh dàng” của dòng sông , sự “ vội vã” của những cánh chim đều diễn tả chính xác mùa thu mới ở độ bắt đầu.
          - Hai câu sau: được xem là hai câu tuyệt bút tả cảnh ngự tình. Thu sang rất dịu, rất nhẹ, rất êm được nhà thơ cảm nhận từ bước chuyển mình của “ đám mây mùa hạ” còn vương lại trên bầu trời.
                    Có đám mây mùa hạ
                   Vắt nửa mình sang thu
          + Tư “ vắt” gợi cho người đọc những liên tưởng kì thú về đám mây. Đám mây như một tấm lụa mềm mại, duyên dáng đang “ vắt” lên bầu trời hai nửa hạ - thu.
          + Đám mây được nhân hóa mới chỉ đang “ vắt nửa mình”  để sang thu. Nó như cũng mang nặng tâm tư của con người trong khoảnh khắc giao mùa, bâng khuâng xao xuyến trước những chuyển biến kì diệu của thiên nhiên, nửa còn lưu truyền, bịn rịn với mùa hạ nồng nàn, nửa đang háo hức, mong ước mùa thu êm dịu.
          c) “ Sang thu” trong tâm hồn mỗi người ( khổ 3)
          - Thu đến với những dấu hiệu rõ ràng, cụ thể hơn bằng những đổi thay của thời tiết, bằng những dấu hiệu của hạ đi. Sang thu, mọi dấu hiệu thời tiết  mùa hạ đều trở nên thưa thớt, ít ỏi. Dù “ vẫn còn bao nhiêu nắng” nhưng những cơn mưa “ đá vơi dần”, sấm cũng không còn “ bất ngờ” như trong mùa hạ nữa “ hàng cây đứng tuổi” không còn sợ sấm nữa bởi nó đã từng chứng kiến rất nhiều lần chuyển mưa như thế :
                   Vẫn còn bao nhiêu nắng
                   Đã vơi dần cơn mưa
                   Sấm cũng bớt bất ngờ
                   Trên hàng cây đứng tuổi
          - Hình ảnh “ Hàng cây đứng tuổi” khép lại bài thơ vừa làm trọn vẹn bức tranh thiên nhiên vạn vật “ sang thu” vừa là cầu nối mở ra những tâm sự nhà thơ muốn gởi gắm khiến bài thơ không chỉ là hình ảnh đất trời thiên nhiên nên thơ mà còn có hình ảnh con người trong khoảnh khắc giao mùa:
          + “ Sấm” là tượng trưng cho những biến động bất thường, những khó khăn mỗi người có thể gặp phải trên đường đời.
          + Hình ảnh : “ hàng cây đứng tuổi” Tượng trưng cho những lớp người đã từng trải, có kinh nghiệm dày dặn, đã từng trải qua bao sóng gió gian nan của cuộc đời. Khi đã “ sang thu” con người luôn vững vàng hơn, họ đón nhận những biến động bất ngời hằng sự bình thản tự nhiên, họ giải quyết mọi việc được bình tĩnh theo cách đúng đắn nhất.
          Thiên nhiên đã trở thành cái cớ để nhà thơ gửi gắm triết lí nhân sinh vào đó, khiến Sang thu trở thành một ẩn dụ hàm súc, đa nghĩa.
 Kết bài - Bằng sự cảm nhận tinh tế, bằng ngôn ngữ thơ ca giản dị, hàm súc : hình ảnh thiên nhiên thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngày, vừa có chút vui sướng, lại vừa trầm lắng, sâu sắc … Hữu Thỉnh đã dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà, ấm áp tình người.
          - Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã góp thêm một nét thu độc đáo vào dòng thơ thu của dân tộc.

 

 

THÔNG TIN GÓP Ý
        Quý thầy cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu, vui lòng gửi về:
    Fanpage: https://www.facebook.com/linhhoitrithuc (Chia sẻ tài nguyên miễn phí)
    Email: linhhoitrithuc@gmail.com  
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay952
  • Tháng hiện tại13,515
  • Tổng lượt truy cập62,818
GIÁO ÁN THEO CHỦ ĐỀ
ĐỀ THI HK 2 TIỂU HỌC
giáo án theo công văn 5512
facebook
Đăng nhập
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây