Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn 7

801

PHẦN I. NỘI DUNG ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC NGỮ VĂN ĐÃ HỌC

- Ôn tập củng cố kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn lớp 6. Trên cơ sở đó tích hợp 1 số phần hoặc chương kiến thức có liên quan đến chương trình Ngữ văn lớp 7. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học và văn biểu cảm, ngị luận văn học và nghị luận xã hội.
- Kiến thức trọng tâm ôn tập:
   + Phân môn tiếng Việt: Ôn lại một số bptt đã học để vận dụng vào các bài văn cảm nhận tiến tới làm quen với thể loại biểu cảm ở lớp 7. Biết và vận dụng 1 số kiểu câu trong tạo lập văn bản.
   + Phần Văn: Hiểu biết khái niệm thể loại văn bản. Chủ đề và tư tưởng của các văn bản đã học.
   + Phần làm văn: Củng cố và nâng cao kiến thức và phương pháp làm bài văn tự sự và văn miêu tả.
- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản ở mức độ tổng hợp kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong cùng 1 bài làm văn.
I. Phần tiếng Việt:
1. Từ và nghĩa của từ:
- Nhắc lại khái niệm và thực hành phân biệt từ theo từng tiêu chí:
   + Cấu tạo
   + Nghĩa
- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Bp: Làm theo mẫu và thực hành phân biệt ngẫu nhiên à Viết đoạn

 

Quảng Cáo

2. Các biện pháp tu từ:
- Gồm: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, chữa lỗi dùng từ.
- Nhắc lại khái niệm, tác dụng và ý nghĩa tu từ trong văn cảnh.
- Bp: Cho ngữ liệu à Y/c h/s phát hiện và phân tích ý nghĩa tác dụng ngữ nghĩa trong từng văn cảnh cụ thể à Luyện viết đoạn và bài văn cảm thụ hoàn chỉnh (TLV).
3. Từ loại:
- Gồm: Danh, động, tính, số, lượng, chỉ phó từ.
- Ôn khái quát về khái niệm và khả năng vai trò từng loại trong câu.
4. Cụm từ:
- Khắc sâu và nâng cao về khả năng mở rộng của 1 số cụm từ trong câu để tích hợp phần dùng cụm C-V để mở rộng câu (lớp 7).
5. Các loại câu và chữa câu.
- Ôn cơ bản (chỉ nhắc lại).
II. Phần Văn học:
1. Truyện dân gian:
- Nội dung và tư tưởng của từng kiểu loại truyện dân gian;
- Phân tích một vài truyện để minh hoạ;
- Thuộc cốt truyện và tiến tới kể sáng tạo (TLV).
2. Văn học hiện đại:
- Nắm vững nội dung ý nghĩa của một số tác phẩm tiêu biểu;
- Biết vận dụng cảm thụ một số đoạn tác phẩm trữ tình
- Củng cố kiến thức về văn bản tự sự, miêu tả, trữ tình, nhật dụng (TLV).
III. Phần làm văn:
1. Văn cảm nhận:
- Khái niệm thể loại.
- Cách làm bài văn cản nhận.
- Thực hành 1 số đoạn ngữ liệu tiêu biểu trong chương trình lớp 6.
2. Văn tự sự:
- Đặc điểm thể loại.
- Các thao tác tiến hành làm bài
- Thực hành viết một số đề bài (TK: Các dạng bài TLV và cảm thụ lớp 6)
3. Văn miêu tả:
- Đặc điểm thể loại.
- Các thao tác tiến hành làm bài
- Thực hành viết một số đề bài (TK: Các dạng bài TLV và cảm thụ lớp 6 + Ngữ văn 6 nâng cao)
* Chú ý: Rèn học sinh phân biệt được rõ đặc điểm và vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả để h/s linh hoạt vận dụng khi viết bài tổng hợp. Đồng thời trong năm các em sẽ vận dụng tốt trong 2 kiểu bài sẽ học là: Biểu cảm và Nghị luận (lớp 7).
IV. Phần bài tập cụ thể
1. Bài 1: Em hóy tả để làm rừ cỏc nột đáng yêu của một em bé mà em quý mến.
2. Bài 2: Vận dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét của em để viết 4 câu văn, mỗi câu miêu tả một hỡnh ảnh sau:
- Mặt trời
- Mặt biển
- Những con thuyền
- Những cỏnh chim
Bài 3: Miờu tả một cảnh đẹp của quê hương em.
Bài 4:  Cho cụm từ: “ Mỗi khi hố về”, hóy viết tiếp để tạo thành câu hoàn chỉnh.
Bài 5: Em đó cú dịp ngắm một đêm trăng đẹp ở quê mỡnh. Hóy tả lại cảnh đó.
Đó lõu lắm rồi em mới cú dịp trở lại thăm ngôi trường cũ. Trường đó thay đổi
nhiều nhưng vẫn giữ được những hỡnh ảnh gắn bú với tuổi thơ em. Hóy tả lại ngụi trường ấy.
Bài 6: Em hóy tả một người thân của em.
Bài 7. Tả một người mà em yêu thương.
Bài 8. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.
Bài 9: Chọn một trong hai đề sau, viết bài văn dài khoảng 350 đến 400 chữ.
Đề 1. Đóng vai thầy Mạnh Tử lúc cũn bộ trong truyện “Mẹ hiền dạy con” để kể lại cõu chuyện.
Đề 2. Kể một kỷ niệm đáng nhớ của em.
Bài 10): Sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng về trời tâu với Ngọc Hoàng công việc mình làm dưới trần gian. Em hãy kể lại chuyện đó?

PHẦN II. NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7
:
       Chuyên đề
Giới thiệu cách tiếp cận và cảm thụ
một số thể loại tác phẩm văn học trữ tình.
    

Quảng Cáo


      Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng , tình cảm nhưng tác phẩm trữ tình lại thể hiện tình cảm theo cách riêng .
Từ những câu ca dao xưa tới những bài thơ đương đại, dấu hiệu chung của tác phẩm trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp của thế giới chủ quan của con người . Đó là cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của chính tác giả . Và biểu hiện trực tiếp những cảm xúc, suy tưởng của con người là cách phản ánh thế giới của tác phẩm trữ tình.
     Muốn hiểu được một tác phẩm trữ tình thì chúng ta cần hiểu hai lớp nội dung :
    - Nội dung hiện thực đời sống .
    - Nội dung của những ý nghĩ, cảm xúc, suy tư ẩn sau hiện thực đời sống
      Cụ thể hơn đó chính là hiểu: cảnh và tình, sự và tình trong mỗi tác phẩm .
1. Với ca dao :
   - Phải xác định được ca dao chính là những lời nói tâm tình, là những bài ca bắt nguồn từ tình cảm trong mối quan hệ của những người trong cuộc sống hàng ngày : tình cảm với cha mẹ , tình yêu nam nữ , tình cảm vợ chồng , tình cảm bạn bè ... hiểu được điều đó sẽ giúp người đọc và học sinh ý thức sâu sắc hơn về tình cảm thông thường hàng ngày .
  - Phải hiểu tác phẩm ca dao trữ tình thường tập trung vào những điều sâu kín tinh vi và tế nhị của con người nên không phải lúc nào ca dao cũng giãi bầy trưcj tiếp mà phải tìm đường đến sự xa sôi , nói vòng , hàm ẩn đa nghĩa . Chính điều ấy đòi hỏi người cảm thụ phải nắm được những biện pháp nghệ thuật mà ca dao trữ tình thường sử dụng như : ẩn dụ so sánh ví von :
   Ví dụ : 
                         Bây giờ mận mới hỏi đào
                       Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
  - Phải hiểu rõ hai lớp nội dung hiện thực - cảm xúc suy tư . “.”
    Ví dụ trong bài ca dao
                              Trong đầm gì đẹp bằng sen
                          Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
                              Nhị vàng bông trắng lá xanh
                          Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn .
      Bức tranh đời sống trong bài ca dao được tái hiện lên rất cụ thể, sinh động :
      Một vẻ đẹp “ Không gì đẹp bằng ” của hoa sen trong đầm . Đó là vẻ đẹp rực rỡ, đầy màu sắc và hương thơm , một vẻ đẹp vươn lên giữa bùn lầy mà vẫn vô cùng thanh khiết trắng trong .
       Vẻ đẹp của loài hoa này đã được tác giả khảng định bằng phương thức so sánh tuyệt đối :
Trong đầm gì đẹp bằng sen
       Tiếp đến là mô tả cụ thể từng bộ phận của cây sen để chứng minh vẻ đẹp của nó
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng  .
       Cây sen , hoa sen hiện lên với dáng vẻ m, màu sắc, hương thơm . Sự đối sánh bất ngờ trong mói liên quan với hoàn cảnh càng khảng định phẩm chất của loài sen, một phẩm chất tốt đẹp bên trong tương ứng với vẻ bên ngoài .
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn .
        Không chỉ dừng lại ở đó, bài ca giao còn là lời ngợi ca, khảng định, tự hào về phẩm chất không chỉ của loài hoa đẹp đẽ , giản dị , gần gũi với người lao động mà còn của những con người có phẩm chất thanh cao trong sạch , những con người không bao giờ bị tha hoá bởi hoàn cảnh .
2. Với thơ trữ tình trung đại và hiện đại .
   - Nắm vững hoàn cảnh sáng tác , cuộc đời và sự nghiệp của từng tác giả . Bởi vì có những tác phẩm : “Trữ tình thế sự ”, đó là những tác phẩm nghi lại những xúc động, những cảm nghĩ về cuộc đời về thế thái nhân tình. Chính thơ “ trữ tình thế sự ” gợi cho người đọc đi sâu suy nghĩ về thực trạng xã hội. Cả hai tác giả Nguyễn Trãi - Nguyễn Khuyến đều sáng tác rất nhiều tác phẩm khi cáo quan về quê ở ẩn . Phải chăng từ những tác phẩm của Nguyễn Trãi , Nguyễn Khuyến thì người đọc hiểu được suy tư về cuộc đời của hai tác giả đó .
    - Hiểu rõ ngôn ngữ thơ trữ tình giàu hình ảnh :
       Hình ảnh trong thơ không chỉ là hình ảnh của đời sống hiện thực mà còn giàu màu sắc tưởng tượng bởi khi cảm xúc mãnh liệt thì trí tưởng tượng có khả năng bay xa ngoài “ vạn dặm ” Lưu Hiệp .
      Ví dụ :                Nước sông tuôn thẳng ba ngàn thước
                                   Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây .
                                                                                         Lý Bạch
      Mục đích chính của hình ảnh trong thơ trữ tình là sự khách thể hoá những rung cảm nội tâm , bởi thế giới tinh thần và cảm xúc con người vốn vô hình nên nhất thiết phải dựa vào những điểm tưạ tạo hình cụ thể để được hữu hình hoá. Một nỗi nhớ vốn không nhìn thấy được đã trở lên cụ thể đầy khắc khoải, bồn chồn:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai  ”  .
       Hay :     
                           Ôi Bác Hồ ơi những xế chiều
                            Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu
                            Ra đi, Bác dặn : còn non nước ...
                            Nghĩa nặng , lòng không dám khóc nhiều .
                                                                            (Chế Lan Viên)
    - Hiểu rõ ngôn ngữ thơ trữ tình giàu nhạc tính . Bởi thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm . Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng từ ngữ mà bằng cả âm thanh nhiịp điệu của từ ngữ ấy . Nhạc tính trong thơ thể hiện ở sự cân đối tương xứng hài hoà giữa các dòng thơ .
      Ví dụ :        “ Gác mái ngư ông về viễn phố
                            Gõ sừng mục tử lại cô thôn  .
                                                          (Huyện Thanh Quan)
      Nhạc tính còn thể hiện ở sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ . Đó là sự thay đổi âm thanh cao thấp khác nhau . Chính âm thanh của chữ nghĩa đã tạo nên những điều mà nghĩa không thể nói hết :

 

Quảng Cáo

                          Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
                             Một buổi trưa , nắng dài bãi cát
                             Gió lộng xôn xao , sóng biển đu đưa
                             Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát .
                                                                        (Tố Hữu)
 

THÔNG TIN GÓP Ý
        Quý thầy cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu, vui lòng gửi về:
    Fanpage: https://www.facebook.com/linhhoitrithuc (Chia sẻ tài nguyên miễn phí)
    Email: linhhoitrithuc@gmail.com  
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay580
  • Tháng hiện tại11,846
  • Tổng lượt truy cập61,149
GIÁO ÁN THEO CHỦ ĐỀ
ĐỀ THI HK 2 TIỂU HỌC
giáo án theo công văn 5512
facebook
Đăng nhập
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây